Tình hình phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương huế (Trang 33 - 36)

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1.3.Tình hình phát triển kinh tế xã hộ

Với những tiềm năng của tỉnh nêu trên, thực tế cho thấy Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh phát triển tương đối năng động của các tỉnh miền Trung, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm kể từ năm 2000 đến 2006 đạt được bình quân 9,6%/năm, cao hơn mức tăng 6,3% của 5 năm trước, góp phần thúc đẩy sự phát triển khu vực miền Trung trong xu hướng phát triền kinh tế của cả nước. Thu nhập bình

quân đầu người của Thừa Thiên Huế đạt được 460,6 USD năm 2006 so với của cả nước là khoảng 550 USD. (tính theo giá hiện hành).

Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 15,1%/năm, các ngành dịch vụ đạt 8,2%/năm, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt 4,2%/năm. Quy mô toàn nền kinh tế tăng hơn 1,6 lần so năm 2000; trong đó, công nghiệp tăng 2,0 lần; dịch vụ tăng 1,48 lần; nông nghiệp tăng 1,23 lần. Năng suất lao động bình quân tăng từ 7,8 triệu đồng/người/năm (năm 2000) lên gần 14 triệu đồng/người/năm (năm 2005).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu vực công nghiệp -xây dựng tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP từ 30,9% (năm 2000) lên 35,9% (năm 2005), các ngành dịch vụ duy trì mức đóng góp 43 - 43,1%/năm, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm tương ứng từ 24,1% xuống 21,0% nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn, nhờ chuyển đổi mạnh cơ cấu nội bộ ngành theo hướng khai thác tiềm năng thế mạnh, đây là thành tựu hết sức quan trọng.

Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn có những thay đổi cơ bản, số hộ thuần nông giảm từ 63,8% xuống còn 59,1%, hộ công nghiệp - xây dựng tăng từ 2,85% lên 9,7%, hộ thương nghiệp - dịch vụ tăng từ 8,95% lên 15,1%.

Các thành phần kinh tế được tạo cơ hội và điều kiện phát triển. Khu vực kinh tế Nhà nước đã đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, nhưng vẫn giữ vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đóng góp 36% (năm 2005), gần 5,28% trong tổng thu ngân sách địa phương. Khu vực kinh tế dân doanh đóng góp 53% trong GDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 400 nghìn lao động. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp trên 9% trong GDP của tỉnh và 33% trong tổng thu ngân sách địa phương.

Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực, tốc độ đầu tư tăng nhanh cả quy mô vốn và số lượng công trình. Tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm đạt 13.712 tỷ đồng, vượt 9,7% so kế hoạch (kế hoạch 5 năm 12.500 tỷ đồng), tăng 2,7 lần so tổng vốn đầu tư thời kỳ 1996 - 2000, bình quân hàng năm tăng 15,4%. Trong đó, vốn Trung

ương quản lý chiếm 40,5%, tăng bình quân 22,4%/năm; ngân sách địa phương chiếm 27%, tăng bình quân 14,9%/năm; vốn nước ngoài (NGO, FDI) giảm chiếm 4,8%, giảm 12,1%; vốn tín dụng chiếm 19%, tăng 19,2%/năm; vốn tự có của doanh nghiệp và dân cư chiếm 24%, tăng 9,4%/năm.

Bảng 2.1: So sánh tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm thời kỳ 1991-2005

Đơn vị: % Chỉ tiêu 1991-2005 Trong đó 2006 1991-1995 1996-2000 2001-2005 GDP 8,0 7,7 6,3 9,6 13,4

- Nông lâm, thuỷ sản 2,6 2,0 1,6 4,2 4,6

- Công nghiệp, xây dựng 12,3 12,2 9,7 15,1 17,8

- Dịch vụ 8,5 10,1 7,1 8,2 13,5

Nguồn: Báo cáo QHTT phát triển KTXH của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Tốc độ tăng trưởng GDP qua từng thời kỳ có khuynh hướng tăng dần; đáng chú ý là giai đoạn 2001-2005 và năm 2006, nền kinh tế phát triển vượt bậc, do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông, lâm, thủy sản sang công nghiệp dịch vụ đã được định hướng theo Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ X, thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2002 – 2006 (theo giá so sánh năm 1994)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

S.lượng % S.lượng % S.lượng %

Tổng GDP 3.123 100 3.474 100 3.941 100

Nông lâm, thuỷ sản 627 20 660 19 691 18

Công nghiệp & xâydựng 1.129 36 1.312 38 1.545 39 Du lịch & dịch vụ 1.367 44 1.501 43 1.705 43

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP từ 36% (năm

2004) lên 39% (năm 2006), các ngành dịch vụ duy trì mức đóng góp 43 - 44%/năm, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm tương ứng từ 20% xuống 18% nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn, nhờ chuyển đổi mạnh cơ cấu nội bộ ngành theo hướng khai thác tiềm năng thế mạnh, đây là thành tựu hết sức quan trọng [1].

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương huế (Trang 33 - 36)