- Giải đoán ảnh
1. Đường bờ phía Bắc thuộc tỉnh Tiền Giang hầu như không biến động hoặc biến động không đáng kể trong suốt quá trình từ năm 1953 đến năm 2001, trừ vùng
biến động không đáng kể trong suốt quá trình từ năm 1953 đến năm 2001, trừ vùng xung quanh cửa kênh Xáng được bồi tụ đáng kể.
Theo đặc điểm biến động, có thể chia thành 2 đoạn:
- Đoạn bờ từ ấp Tân Thuận (xã Bình Đức) đến cửa sông Kì Hoà. Trên đoạn này đường bờ sông có tính ổn định cao. Duy chỉ có ba đoạn ngắn, trong đó đoạn thứ nhất ở ngay ấp Bình Phú gần đường ranh giới giữa xã Trung An của thành phố Mỹ Tho với xã Bình Đức của huyện Châu Thành có hiện tượng bồi lấp ở giai đoạn 1967- 1987. Trên bản đồ đường bờ sông thời điểm 1967, đường bờ ăn sâu vào trong đất liền tạo thành hõm sâu trông vuông vắn, nhân tạo nhưng đến năm 1987 hõm sâu này đã được lấp kín nên trở lại bằng phẳng, tự nhiên và từ năm 1987 cho đến 2001 đoạn bờ này vẫn ổn định. Đoạn thứ hai, từ cửa kênh đào (đường ranh giới của phường 6 và xã Trung An của thành phố Mỹ Tho) có hiện tượng bồi tụ không đáng kể ở giai đoạn 1954-1967 nhưng sau đã ổn định. Đoạn thứ 3 thuộc thành phố Mỹ Tho có hiện tượng bồi tụ không đáng kể ở giai đoạn 1967-1987 nhưng đã ổn định từ 1987 đến nay.
- Đoạn bờ ở hai phía cửa kênh Xáng đổ ra sông Tiền (giáp ranh giữa xã Song Thuận và xã Bình Đức huyện Châu Thành). Đoạn bờ này có xu thế bồi tụ với tốc độ bồi tụ trung bình khoảng 2-3m/năm. Bồi tụ nhanh nhất diễn ra ở giai đoạn 1954- 1967. Khu vực này cách bến phà Rạch Miễu (bên phía Bắc) khoảng 6 km về phía Tây.
Vậy trên toàn dải bờ phía Bắc xói lở chỉ diến ra ở đoạn phía Nam của cửa sông Kì Hoà (thuộc xã Xuân Đông huyện Chợ Gạo, giáp ranh với xã Tân Mỹ Chánh thành phố Mỹ Tho), trong giai đoạn 1967-1987 với cường độ trung bình 2,5m/năm. Song từ năm 1987 đến nay đoạn bờ này trở lại ổn định.