Số hoá các loại bản đồ đang có giá trị sử dụng

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ xử lý ảnh số để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã thanh minh, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 27 - 31)

Hiện nay chúng ta có rất nhiều các loại bản đồ đ−ợc thành lập bằng công nghệ cổ truyền ( Công nghệ Analog), chỉ có các bản gốc trên phim hoặc trên giấỵ Để tận dụng ng−ời ta tiến hành số hoá các bản đồ này để chuyển sang dữ liệu số [17].

Về nguyên lý, việc số hóa bản đồ đ−ợc thực hiện bằng một trong hai giải pháp là số hoá bằng bàn số hoá (digitizer) và số hoá thông qua hệ thống máy quét (scanner) và phần mềm chuyên dụng [11].

b.Thu thập các dữ liệu thuộc tính [9]

Các dữ liệu thuộc tính đ−ợc thu thập theo một đ−ờng hoàn toàn khác, gắn liền với việc thực hiện các công tác điều tra cơ bản. Các dữ liệu này nhận đ−ợc theo các con đ−ờng sau:

• Tổ chức các đoàn điều tra thực địa để thu thập các số liệu địa chính của hệ thống.

• Lấy số liệu từ hệ thống mạng l−ới tổ chức quản lý ngành, ph−ơng pháp này mang lại hiệu quả lớn đối với những ngành có chân rết ở các địa ph−ơng, đặc biệt có hiệu quả khi bộ máy quản lý toàn ngành đ−ợc nối với nhau bằng một mạng máy tính kiểu Internet

• Lấy số liệu từ cơ quan điều tra cơ bản của ngành. Mỗi ngành đều có một cơ quan làm nhiệm vụ điều tra cơ bản. Số liệu đ−ợc tập hợp theo biểu mẫu qui định. Các số liệu này là một nguồn thông tin thuộc tính rất quan trọng.

c. Cập nhật thông tin

Một cơ sở dữ liệu địa chính sẽ không sống đ−ợc nếu không tổ chức tốt việc cập nhật thông tin. Việc cập nhật thông tin th−ờng đ−ợc thực hiện theo chu kỳ hoặc có thể theo nhiệm vụ đột xuất cần giải quyết ngay [2]. Việc cập nhật thông tin th−ờng thực hiện đồng thời hoặc có thể riêng biệt giữa thông tin không gian và thông tin thuộc tính.

Việc cập nhật các thông tin theo chu kỳ th−ờng sử dụng các t− liệu ảnh hàng không và ảnh vệ tinh mới chụp. Thông tin cần cập nhật là các yếu tố không gian và một số yếu tố thuộc tính. Ng−ời ta chỉ cần ghép các ảnh mới chụp lên bản đồ số trong cơ sở dữ liệu địa chính là xác định đ−ợc và điều chỉnh lại các lớp thông tin theo đúng hiện trạng [1].

Cập nhật các thông tin thuộc tính có trình tự và con đ−ờng t−ơng tự nh− thu thập thông tin .

d.Bảo toàn dữ liệu trong quá trình cập nhật, sữa đổi dữ liệu

Mỗi một hoạt động trong quá trình này gọi là giao dịch. Các giao dịch có thể bao gồm:

- Sửa đổi các giá trị dữ liệu đơn - Thêm hoặc xoá toàn bộ các bản ghi - Thêm, xoá thuộc tính

- Thay đổi ngữ cảnh, thêm bảng mới, định nghĩa lại khoá Các qui định bắt buộc đối với một giao dịch:

- Tất cả các phép chỉnh sửa là tạm thời cho đến thời điểm chấp nhận - Hệ thống sẽ tự động kiểm tra tính bảo toàn khi thay đổi cơ sở dữ liệu - Các thao tác thay đổi dữ liệu có thể ngắt bất cứ lúc nào tr−ớc lần khẳng định cuối cùng

Trong nhiều tr−ờng hợp, nhiều ng−ời dùng sẽ truy nhập vào cơ sở dữ liệu cùng một thời điểm, đây chính là −u điểm chính trong môi tr−ờng đa ng−ời dùng.

Tuy nhiên, nếu cơ sở dữ liệu bị thay đổi bởi nhiều ng−ời dùng cùng một lúc, các nguyên tắc bảo toàn dữ liệu dễ bị vi phạm. Vì vậy, để có thể tránh các thay đổi có thể ảnh h−ởng và làm mất tính bảo toàn dữ liệu thì:

- Hệ thống phải có các thao tác điều khiển tự động và là cơ sở để bảo toàn dữ liệụ

- Các ng−ời dùng đồng thời không bao giờ thấy hiệu ứng của một giao dịch không trọn vẹn

- Các xung đột giữa các ng−ời dùng đ−ợc xử lý ở mức giao dịch Ba kiểu xử lý khi có truy nhập đồng thời là:

- Bảo vệ thông báo khi phát hiện xung đột

- Bảo vệ không cho các ứng dụng khác sửa đổi (khóa) Các mức khoá dữ liệu:

- Toàn bộ lớp dữ liệu

- Khoá bản ghi

- Khóa tr−ờng dữ liệu

Ngoài ra, dữ liệu dữ liệu có thể bị mất do các tr−ờng hợp sau:

• Sự ngừng hoạt động của hệ quản trị cơ sở dữ liệu vì các lỗi thao tác, hệ điều hành hoặc phần cứng mất điện ... Các sự cố này xảy ra th−ờng xuyên dẫn đến dữ liệu trong bộ nhớ bị mất . Tuy nhiên đối với sự cố này nội dung cơ sở dữ liệu trong đĩa nói chung là không bị ảnh h−ởng

• Hỏng các thiết bị l−u trữ hoặc bị ngắt khi đang giao dịch. Các sự cố này ít xảy ra, khôi phục dữ liệu lâu hơn. Để khắc phục sự cố này, cách giải quyết là tạo các bản sao chép lại của dữ liệụ

Thông th−ờng, cơ sở dữ liệu bắt buộc phải sao chép lại th−ờng xuyên với các thiết bị l−u trữ nh− băng từ, đĩa mềm, đĩa CD, ổ cứng ...

2.1.3.phân lớp thông tin trong hệ thống thông tin địa chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thông tin không gian trong cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính khá phong phú. Các đối t−ợng bản đồ thể hiện qua các kiểu đặc tr−ng nh− điểm, đ−ờng và vùng.

Các đối t−ợng đ−ợc tổ chức thành nhiều lớp thông tin, mỗi lớp thông tin sử dụng một kiểu điểm, một kiểu đ−ờng, một kiểu chữ và một màu nhất định để hiển thị.

Các lớp thông tin đ−ợc định vị trong cùng một hệ quy chiếu nên khi chồng xếp các lớp thông tin lên nhau, chúng ta đ−ợc cơ sở dữ liệu không gian có hình ảnh giống nh− một tờ bản đồ hoàn chỉnh.

Các đối t−ợng trong cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính đ−ợc phân loại trong cùng một lớp là các đối t−ợng có chung một số tính chất nào đó. Mã của các đối t−ợng trong cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính phải thống nhất với mã của các đối t−ợng cùng tên trong cơ sở dữ liệu bản đồ địa hình.

2.1.3.1 Nguyên tắc phân lớp trong cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính [20]

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ xử lý ảnh số để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã thanh minh, huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 27 - 31)