Phân tích kết quả thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống truyền động trợ giúp thuỷ lực cho liên hợp máy vận chuyển nông lâm nghiệp (Trang 87 - 90)

Với các thí nghiệm đc tiến hành ở các điều kiện và các số truyền khác nhau, ta có thể đi đến những kết luận sau:

* Hệ thống truyền động trợ giúp thuỷ lực với công suất đ−ợc tính toán và lựa chọn có khả năng đẩy đ−ợc tải trọng 4 tấn khi di chuyển trên đ−ờng bằng với áp suất trong hệ thống khoảng 80 kG/cm2, đạt khoảng 67% áp suất cho phép.

* Hệ thống thủy lực có khả năng tự ngắt truyền động khi phanh.

* Khi liên hợp máy vận chuyển đủ tải trên đ−ờng bằng, máy kéo để ở số truyền cao (số 3 tầng 4), hệ thống truyền động trợ giúp sẽ tự động gài cầu moóc khi:

- áp suất dầu của hệ thống tăng từ 4.55 kG/cm2 lên 97,85 kG/cm2. - Độ tr−ợt của máy kéo tăng từ khoảng 8% đến16%

- Vận tốc của liên hợp máy giảm từ 1,5 km/h xuống 0,75 km/h. Hình 4.14. Thí nghiệm vận chuyển gỗ trên đ−ờng dốc 15 độ

- Thời gian từ khi gặp trở ngại cục bộ đến khi liên hợp máy có tác động trợ giúp là 1,52 giây.

* Khi liên hợp máy vận chuyển gỗ trên đ−ờng đồi núi với độ dốc từ 0 đến 150, khối l−ợng gỗ là 4m3 (t−ơng đ−ơng khoảng 2,4 tấn). Do bánh chủ động máy kéo và nền đất không đảm bảo điều kiện bám cho máy kéo nên khi không gài cầu moóc, liên hợp máy chỉ di chuyển đ−ợc trên đoạn đ−ờng có độ dốc thấp từ 0 - 50, khi độ dốc tăng lên, bánh chủ động máy kéo bị tr−ợt.

* Khi gài cầu moóc, liên hợp máy có thể v−ợt đ−ợc dốc có độ dốc lớn hơn đến 150.

Nh− vậy cầu moóc chủ động làm tăng đáng kể lực kéo bám cho liên hợp máy đặc biệt khi liên hợp máy làm việc trên nền đất có độ bám không đảm bảo.

Hình 4.16. Dùng bao cát ẩm làm vật cản cục bộ trên đ−ờng di chuyển Hình 4.15. Thử nghiệm khả năng tự đẩy của hệ thống truyền lực cầu mooc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống truyền động trợ giúp thuỷ lực cho liên hợp máy vận chuyển nông lâm nghiệp (Trang 87 - 90)