Tài nguyên n−ớc:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện KRông pak tỉnh đắc lắc (Trang 40 - 42)

* Thủy văn

- Mật độ sông suối trên địa bàn khá dày, liên kết thành hệ thống lớn nh− Ea Knuêc, Ea Uy, Ea Kuăng, Krông Buk, Krông Pak. Mật độ l−ới sông 0,5 km/km2. Ngoài ra các hồ tự nhiên, đập và các công trình thuỷ lợi (hồ Krông Búk hạ, Ea Uy th−ợng, Ea Kuăng) đ−ợc xây dựng lấy n−ớc phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng góp phần điều phối thuỷ văn trên địa bàn.

thấy các đặc tr−ng mô đun dòng chảy đạt cao nhất th−ờng gấp 40 lần nhỏ nhất, chứng tỏ khả năng tập trung n−ớc t−ơng đối nhanh của khu vực nàỵ Mô đun dòng chảy trung bình năm của toàn khu vực >30 l/s.km2, chế độ dòng chảy mùa m−a là 33,57 l/s.km2, mùa khô là 17,60 l/s.km2.

- Mùa lũ khu vực bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, các tháng xuất hiện lũ lớn là tháng 9, 10, 11. Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, tháng cạn kiệt nhất là tháng 4 và tháng 5.

Chính địa hình bị phân cắt, hệ thống sông suối và chế độ m−a tập trung nh− vậy đã gây nên tình trạng khô hạn vào mùa khô trên vùng Cao Nguyên ở phía tây bắc huyện và ngập úng một số diện tích phía nam huyện làm ảnh h−ởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

* Nguồn n−ớc mặt

Hệ thống sông suối trên địa bàn khá dày đặc và đa dạng cộng với trên 50 hồ đập nằm rải rác đã tạo ra nguồn n−ớc mặt trên địa bàn khá phong phú. Tuy nhiên do đặc điểm chế độ thuỷ văn và địa hình địa mạo nên khả năng thoát n−ớc nhanh đã làm cho một số khu vực thiếu n−ớc trầm trọng vào mùa khô. Do vậy cần có các biện pháp quản lý các công trình và có chế độ khai thác thích hợp để tăng hiệu quả sử dụng nguồn n−ớc mặt cho mùa khô và làm giảm sự chênh lệch dòng chảy giữa mùa m−a và mùa khô.

* Nguồn n−ớc ngầm

Theo báo cáo tổng kết dự án “Quy hoạch cấp n−ớc sạch và vệ sinh môi tr−ờng nông thôn tỉnh Dak Lak” do trung tâm N−ớc sạch & Môi tr−ờng tỉnh Dak Lak thực hiện thì mức độ phong phú theo tỉ lệ l−u l−ợng l/s.m khu vực thị trấn Ph−ớc An là 0,01 - 0,35. Các mạch lộ có l−u l−ợng biến đổi từ 1 - 4 l/s.m Về mặt vi sinh và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nh− ăn mòn, hệ số tạo cặn, hệ số t−ới đều đảm bảo cho ăn uống sinh hoạt và các mục đích khác trong nông nghịêp, công nghiệp. Tuy nhiên n−ớc d−ới đất trong đá bazan nói chung có đặc tính thuỷ lực n−ớc ngầm là chủ yếu và tổng độ khoáng hoá M rất nhỏ

(53,54 - 370,43), chứng tỏ n−ớc có khả năng trao đổi n−ớc rất mạnh nên khả năng tự bảo vệ và chất l−ợng không caọ Một vấn đề cần quan tâm trong khai thác, bảo vệ nguồn n−ớc và môi tr−ờng n−ớc ngầm là hiện t−ợng n−ớc tầng trên chảy xuống tầng d−ới dẫn đến tầng trên bị tháo khô (hiện t−ợng này gọi là hiện t−ợng mất n−ớc).

Từ những nhận định và đánh giá trên có thể khẳng định Krông Pak là vùng có điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng n−ớc d−ới đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện KRông pak tỉnh đắc lắc (Trang 40 - 42)