Đánh giá tài nguyên và giá trị của V−ờn Quốc Gia Ch− Mom Ray

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS và ảnh viễn thám để đánh giá thảm rừng vườn quốc gia chư mom ray tỉnh kon tum (Trang 69 - 70)

5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 1 Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế x∙ hội, tiềm năng du

5.1.4.Đánh giá tài nguyên và giá trị của V−ờn Quốc Gia Ch− Mom Ray

VQGCMR chiếm một vị trí nổi bật trong các khu bảo vệ của Việt nam và các n−ớc Đông Nam á. Về đa dạng sinh học cao, theo tài liệu của phòng kỹ thuật V−ờn thì có ít nhất 97 loài thú, 210 loài chim và 1.400 loài thực vật, dự kiến trong đó có một số l−ợng lớn các loài thực vật và động vật quí hiếm và đang bị đe doạ nh− Bò tót, Bò rừng, Trâu n−ớc, Hổ, Voi, Voọc, một bộ s−u tập đẹp đẽ về Phong lan sống, các hoá thạch sống thuộc về các họ Tuế, D−ơng xỉ và các cây họ Dầu nh− Dầu đồng, Dầu hát, Dầu. Có 113 loài thực vật và khoảng 77 loài thú, chim và bò sát đang bị đe doạ. So sánh với các khu bảo vệ khác, VQGCMR đ−ợc cho là khu bảo vệ lớn về số các loài thực vật và động thực vật.

Do thành phần của rừng bị biến đổi bởi các tác động phối hợp của chiến tranh và đốt n−ơng làm rẫy, dẫn đến việc hình thành một hệ sinh thái quí hiếm và có thể là duy nhất. Đa là khu vực hỗn giao đồng cỏ cây bụi và rừng ven suối nơi đủ ẩm quanh năm, thuận lợi cho các loài thú có móng guốc. Hệ động vật và thực vật của VQG rất quan trọng là nguồn quỹ gen lâu dài và hiện tại là nguồn để bổ sung cho các khu bảo vệ khác của Việt Nam.

VQGCMR là một phần trong hệ thống lớn các VQG, trong đó bao gồm VQG láng giềng Yok Don, KBT Ngọc Linh và Rừng phòng hộ Kon Plong. Một số l−ợng các loài động vật và thực vật có thể di c− qua lại trong một khoảng cách dài, ví dụ những hạt phát tán nhờ gió (cỏ, hạt nhẹ), phát tán nhờ động vật (hạt quả mọng đ−ợc phát tán khắp nơi nhờ chim) hoặc các động vật nhỏ (nhện nhện di c− nhờ gió). VQG cũng có thể bổ sung hoặc đ−ợc bổ sung thông qua việc di c− và phát tán (cá, chim, b−ớm). Đồng thời nó cũng có chức

70

năng nh− là một nơi nghỉ ngơi và tiếp nhiên liệu cho các loài chim và b−ớm di c− theo mùa.

VQG nằm trong khu vực núi, là một phần của dãy Tr−ờng sơn. Đây là khu vực đầu nguồn quan trọng và cung cấp n−ớc cho hồ chứa nhà máy thuỷ điện Ya Ly và Sê San. Tại khu vực mà ở đó rừng đã bị khai thác và chặt, khu rừng của VQG giúp cho điều hoà khí hậu và thời tiết.

Các nguồn tài nguyên sinh học của VQG là một nguồn l−u trữ gen rất quan trọng và nuôi d−ỡng sinh thái của Vùng đệm. Các quần thể của VQG bổ sung cho các quần thể ở Vùng đệm đã bị thu hẹp, thực vật và động vật của VQG cũng rất quan trọng để bổ sung cho các khu bảo vệ khác ở Việt Nam.

VQGCMR có tiềm năng cấu thành một khu bảo tồn quốc tế rộng lớn với các khu bảo tồn ở các n−ớc láng giềng Lào và Campuchia.

5.2. Nguồn dữ liệu thu thập, các b−ớc xử lý ảnh và các kết quả đạt đ−ợc

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS và ảnh viễn thám để đánh giá thảm rừng vườn quốc gia chư mom ray tỉnh kon tum (Trang 69 - 70)