Những tồn tại và nguyên nhân cơ bản của những tồn tại

Một phần của tài liệu BÀI TẬP QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI : “Tình hình thực hiện và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 tại Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn” ppt (Trang 39 - 42)

Trên đây là những kết quả đáng kể mà công ty đạt được khi áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quảđó công ty vẫn còn có những hạn chế nhất định cần được hoàn thiện thêm:

3.3.3.1. Hot động đầu tư

Hoạt động đầu tư của công ty được ban lãnh đạo hết sức quan tâm và thường xuyên đầu tư thêm những thiết bị máy móc hiện đại nhằm đồng bộ hoá công nghệ sản xuất. Hoạt động này đã ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng của công ty và nâng cao công suất thiết kế của nhà máy. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân của hạn chế là:

Do diện tích của nhà máy chật hẹp nên trong thời gian thi công xây dựng thêm làm ảnh hưởng đến không gian sản xuất ảnh hưởng đến một số quy trình sản xuất, làm cho việc thực hiên những quy trình này không được chính xác.

Ngoài ra, hoạt động đầu tư làm thay đổi MMTB, quy trình sản xuất…, song cán bộ phụ trách công tác duy trì HTQLCL tại bộ phận là người kiêm nhiệm nên khi

đưa công trình đầu tư vào sử dụng chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung quy trình, hướng dẫn vận hành.

3.3.3.2. Hot động ci tiến liên tc (theo điu 8.5 ca TCVN ISO 9001:2000)

Mặc dù công ty liên tục có những cải tiến để nâng cao tính hiệu lực của HTQLCL. Song việc cải tiến thường xuyên này mới chỉ được thực hiện qua cán bộ phụ trách duy trì hệ thống của công ty, qua cuộc họp xchúng em xét lãnh đạo, tại

các bộ

phận mới chỉ thực hiện đúng các quy định của hệ thống, việc phân tích dữ liệu còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu cải tiến thường xuyên của hệ thống mặc dù công ty đã có quy định thưởng, phạt trong việc thực hiện cải tiến thường xuyên hệ thống để hệ thống ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thực tế của công ty.

3.3.3.3. T chc HTQLCL

Trong thực tế việc gia công vỏ bao đang đựơc thực hiện theo tiêu chuẩn cơ

kiểm soát chưa hợp lý, chưa chặt chẽ và chưa liên tục.

Điều này là không hợp lý vì chất lượng xi măng khi bảo quản chịu ảnh hưởng rất lớn ở chất lượng vỏ bao. Theo kết quả nghiên cứu của TCty Xi măng Việt Nam trong điều kiện khí hậu nước ta, xi măng PC30 sau 2 tháng bảo quản cường độ nén giảm trung bình 10-14%, sau 3 tháng giảm 16-23%, sau 4 tháng giảm 23-26%. đểđảm bảo an toàn xi măng xuất xưởng cần phải có hệ số dư mác không nhỏ hơn 20% và chỉ được dự trữ, lưu kho không quá 2 tháng. Vì sản phẩm xi măng có những hoạt tính với nước cao nên trong quá trình vận chuyển bảo quản nó tác dụng với hơi ẩm và khí CO2 trong không khí gây ra quá trình huỷ hoại ngoài ý muốn. Quá trình này riễn ra từ từ làm chất lượng xi măng suy giảm, xi măng bị

vón cục, kết tảng thậm chí không sử dụng được. Xi măng có mác và độ mịn càng cao khí hậu càng nóng ẩm thì tốc độ suy giảm chất lượng khi bảo quản càng lớn Vậy nếu chất lượng vỏ bao mà không được quản lý chặt chẽ sẽ có thểảnh hưởng

đến chất lượng xi măng thành phẩm. Và hiện nay bộ phận thu hồi bụi khói lò nung cũng không nằm trong HTQLCL. Sản lượng của nhà máy sản xuất rất lờn nên cùng với nó khối lượng bụi thu được ngày càng tăng. Nếu quy trình thu hồi, xử

lý lượng bụi này không được tổ chức một cách chặt chẽ thì chính lượng bụi này sau khi chế biến lại có thể sẽ là nguyên nhân làm giảm chất lượng xi măng.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do tính chất của những công việc này đơn giản, không phức tạp. Và trước đây, sản lượng sản xuất của công ty nhỏ nên lượng lưu kho thấp, xi măng thành phẩm sản xuất ra hầu như được tiêu thụ ngay nên chất lượng vỏ bao không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Còn bộ phận thu hồi bụi khói lò nung là một sáng kiến cải tiến kỹ thuật mới của công ty nên ban đầu khối lượng bụi thu được còn thấp không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng xi măng. Hiện nay, khối lượng bụi thu được lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng xi măng nhưng hệ thống tài liệu của công ty lại chưa thay đổi kịp cho phù hợp. Mặc dù, bộ phận này vẫn có một quy trình xử lý nhưng không được đưa vào hệ thống tài liệu của HTQLCL.

Khi đưa công trình đầu tư xây lắp cải tạo dây chuyền vào sử dụng (kể cả chạy thử) vẫn còn một số ít chưa có biên bản bàn giao nên khó khăn cho việc lập lý lịch máy móc thiết bị, có khi có bộ phận không lập do đó không có khả

năng theo dõi, không có quy trình hướng dẫn vận hành.

Khi có sự chuyển giao máy móc thiết bị giữa các bộ phận sản xuất với nhau, các phân xưởng sản xuất thực hiện còn chậm, kéo dài không đúng tiến độ, không kịp thời. Có những thiết bị, mặc dù đã được GĐ phê duyệt song phải sau 3 đến 4 tháng mới thực hiện song việc chuyển giao. Điều này làm cho việc quản lý máy móc thiết bị không chặt chẽ, gây ra sự lộn xộn trong quản lý và một phần làm cho các quy trình sản xuất không phù hợp với văn bản.

Nguyên nhân của sự việc này là do có sự chồng chéo giữa quy chế quản lý nội bộ của công ty với những thủ tục của HTCL. Các văn bản không được thống nhất với nhau dẫn đến hiệu quả thực hiện chậm. Bộ phận đựơc giao nhiệm vụ thực hiện chưa đúng chưa đầy đủ.

3.3.3.5. Mt s hn chế khác

- Trong quá trình làm việc có một số cán bộ, CNLĐ còn chưa sâu sát và chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình để máy móc, thiết bị hỏng nhiều. - Một số bộ phận tổ chức, bố trí và chỉ đạo sản xuất chưa thật khoa học nên còn lãng phí và năng suất lao động chưa cao.

- Công tác quản lý, sử dụng, bảo quản vật tư chưa thật tốt đặc biệt là công tác thu cũđổi mới.

- Bộ phận tiêu thụ thị trường chưa tham mưu giúp GĐ trong công tác tiêu thụ đặc biệt là khi thị trường gặp khó khăn.

CHƯƠNG IV :

MT S GII PHÁP CH YU NHM HOÀN THIN H

THNG QUN TR CHT LƯỢNG TI CÔNG TY C PHN XI MĂNG SÀI SƠN

Một phần của tài liệu BÀI TẬP QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI : “Tình hình thực hiện và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 tại Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn” ppt (Trang 39 - 42)