Kiềm chế sự nóng giận

Một phần của tài liệu 365 lời khuyên của Thầy thuốc (Trang 46)

Không phải chỉ có các ông chủ, giám đốc, các người đứng đầu cơ quan, tập thể mới hay cáu gắt. Tất cả những người lao động, từ anh thợ xây dựng, người ngồi ở bàn giấy, bà nội trợ cho tới mấy vị văn nghệ sĩ cũng đều như thế cả. Nói chung, những ai nóng lòng muốn hoàn tất công trình của mình, hoặc có lúc cảm thấy quá mệt mỏi vì công việc đều trở thành khó tính khó nết, hay nóng giận.

Thật ra, sự bực tức không phải từ trên trời rơi xuống. Nó đã âm ỉ trong lòng ta một thời gian dài, được nuôi dưỡng bởi những ấm ức từ thông công việc bị thất bại những hy vọng bị lụi tàn, như những ngọn lửa nhỏ chờ có cơ hội là bùng lên. Bởi vậy, nó cũng có những triệu chứng như:

- Chán nản

- Cảm thấy mệt mỏi - Mất tự tin

- Làm việc không có hiệu quả.

- Không có lòng nhiệt tình, thờ Ơ với mọi việc. Mỗi người thể hiện sự mất tự chủ của mình một cách: có người thì nét mặt nặng ra như kẻ có tội, có người lại cau có, gắt gỏng, làm việc mạnh tay, nặng chân. Họ thường ' không nhận những sai lầm về phía mình mà hay đổ lỗi và trách móc người khác. Những việc này thường chẳng có ích gì mà chỉ là cơn gió giúp cho sự giận dữ của họ dễ bùng lên mà thôi.

Để kiềm chế được sự nóng nảy nên:

- Để ý tới những trạng thái của cơ thể như: mất ngủ, đầy bụng và những hiện tượng bất thường khác.

- Tự vấn xem mình ham muốn điều gì trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Liệu những điều mình mong ước có thực tế hay không? Nếu không, nên thay đổi hoặc hạ thấp mục tiêu xuống tới mức mình có thể đạt tới.

- Nên tách cá nhân của mình ra khỏi công việc. - Đôi khi, nên nhận mình là người trái tính. Chỉ một việc nhỏ cũng muốn làm thành to chuyện.

- Giảm bớt thời gian làm việc hoặc làm ít việc đi để mình có thể thấy thoải mái trong công việc. Đừng để công việc biến mình thành nô lệ.

- Học các phương pháp thư giãn tinh thần và thể xác để tránh stress. Sự thư giãn giúp ta hoạt động được dễ dàng và nhanh chóng.

- Nêu tham gia tập luyện để vận động cơ thể, nhưng chú ý nếu nghề nghiệp mình đã mang tính chất tranh đua thì trong những môn tập luyện không nên có tính ăn thua nữa. Trong trường hợp như vậy, chỉ tập đi bộ là tốt nhất.

Một phần của tài liệu 365 lời khuyên của Thầy thuốc (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w