0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Định h−ớng và giải pháp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HOÁ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN HUYỆN TRIỆU SƠN TỈNH THANH HOÁ (Trang 73 -76 )

III- THCS Số tr− ờng 36 36 37

4.5 Định h−ớng và giải pháp

Để công tác quản lý NSNN nói chung, NSNN về VHXH trên địa bàn huyện nói riêng ngày càng tốt hơn, đảm bảo công bằng, hợp lý và ngày càng có tác động tốt đến sự phát triển VHXH ở Triệu Sơn, một số định h−ớng và giải pháp, đó là:

a) Định h−ớng

- Mở rộng sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh các loại hình xí nghiệp công nghiệp chế biến nông sản để tăng nguồn thu NSNN.

- Cần sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, giáo viên cho hợp lý giữa các tr−ờng, các vùng miền; tránh tình trạng nơi thừa quá nhiều, có nơi lại thiếu nh− bấy lâu nay, đặc

biệt là vùng núi và các tr−ờng xa trung tâm, giáo viên còn thiếu nhiều. Từ đó tiến hành phân bổ NSNN theo đầu học sinh, hoặc ng−ời trong độ tuổi đi học đảm bảo sự công bằng và có hiệu quả.

- Cần có chính sách −u tiên hơn đối với các vùng miền khó khăn nh−: vùng núi, vùng dân nghèo, vùng xa, các tr−ờng tiểu học, các tr−ờng THCS vùng ít học phí...

- áp dụng chính sách quản lý và phân bổ NSNN phải thống nhất, linh hoạt, nh−ng phải có cơ sở khoa học, tránh phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của ng−ời làm công tác quản lý, để diễn ra tình trạng cùng một đơn vị dự toán có năm đ−ợc cao, có năm đ−ợc thấp, gây bất công bằng trong phân bổ ngân sách và tạo sơ hở trong quản lý.

- Đối với THCS và THPT trong những năm tới số học sinh và giáo viên đang gia tăng nhanh, hơn nữa là những cấp học theo phân môn, đòi hỏi việc bố trí, sắp xếp giáo viên phải hợp lý giữa các bộ môn, tránh tình trạng thiếu giáo viên ở bộ môn này, thừa giáo viên ở môn khác. Có nh− vậy mới tiết kiệm đ−ợc NSNN và sử dụng có hiệu quả.

- Sau khi có luật, mặc dù đã chú ý đến tính công bằng trong phân bổ NSNN. Song vẫn còn sự khác nhau giữa các tr−ờng, các vùng; thậm chí vẫn còn sự chênh lệch lớn. Vì vậy, công tác quản lý và phân bổ NSNN phải có những thay đổi sao cho hạn chế đến mức thấp nhất sự khác biệt trên.

b) Giải pháp

- Khuyến khích phát triển nguồn thu bằng các chính sách thích hợp, để mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu t− nh−: các cơ sở sản xuất mới đ−ợc miễn thuế trong 3 năm đầu, đ−ợc hỗ trợ một phần kinh phí đối với các ngành, nghề mới (ngành nghề ra đời trong thời kỳ đầu từ 1 - 2 năm). Các cấp ngân sách đ−ợc giao thu, chi ổn định từ 3 - 5 năm và phần v−ợt thu đ−ợc để lại NSNN cấp đó 100%...

- Thực hiện tốt hơn nữa Luật NSNN, các chính sách tài chính hiện hành, vận dụng vào điều kiện thực tế ở địa ph−ơng đảm bảo chi đúng, chi đủ. Tăng c−ờng công tác quản lý, làm cho các đơn vị dự toán thấy rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình;

thực hiện tự chủ trong lĩnh vực tài chính ở đơn vị mình, tiết kiệm chi tiêu hành chính, đảm bảo sử dụng NSNN có hiệu quả cao.

- Thực hiện tin học hoá trong công tác quản lý và phân bổ NSNN nói chung, NSNN về VHXH nói riêng từ huyện xuống cơ sở, đảm bảo quản lý chặt chẽ từ d−ới lên, nhằm hạn chế các tiêu cực có thể xảy ra.

- Thực hiện công khai, dân chủ trong phân bổ và quản lý NSNN, tuyên truyền sâu rộng các chủ tr−ơng, chính sách đến tận nhân dân để mọi ng−ời cùng hiểu rõ; đặc biệt tôn trong các số liệu từ cơ sở để công tác tính toán, phân bổ đảm bảo khách quan, trung thực.

- Thực hiện triệt để công tác phân bổ NSNN theo đầu học sinh, hoặc theo ng−ời trong độ tuổi đi học (đối với giáo dục - đào tạo), theo đầu gi−ờng bệnh (đối với y tế), theo đầu biên chế (đối với các ngành VHXH khác). Ngoài ra cần phân bổ có trọng điểm đối với công tác đầu t−, tránh dàn trải vừa không có hiệu quả, lại không thể hiện rõ các tác động của NSNN.

- Bố trí cán bộ chuyên trách và đ−ợc đào tạo cơ bản về quản lý NSNN về VHXH để không ngừng nâng cao tinh thần, trách nhiệm, nắm bắt đầy đủ các thông tin phục vụ cho công tác quản lý.

- Có chính sách −u tiên đối với các đơn vị miền núi, đơn vị khó khăn, đơn vị có đặc thù... để vừa động viên khuyến khích, lại vừa đảm bảo công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HOÁ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN HUYỆN TRIỆU SƠN TỈNH THANH HOÁ (Trang 73 -76 )

×