- Ph−ơng pháp phân bổ
4.2.1. Nguyên tắc, cơ sở phân bổ ngân sách Nhà n−ớc về giáo dục đào tạo
Nguyên tắc phân bổ: NSNN về giáo dục - đào tạo là một bộ phận của NSNN nói chung, nên công tác phân bổ cần tuân thủ nguyên tắc chung của NSNN, đó là: đảm bảo hợp lý, hợp pháp, chính xác, công bằng, công khai, dân chủ.
Trong quá trình phân bổ NSNN hàng năm về giáo dục - đào tạo ở địa bàn nghiên cứu, cơ bản đảm bảo nguyên tắc, trình tự phân bổ và tuân thủ những quy định của Nhà n−ớc. Song, công tác phân bổ vẫn ch−a thực sự công bằng, dân chủ. Có nghĩa là trong phân bổ vẫn mang tính chủ quan, cảm tình nể nang, ch−a thực sự chú ý đến vùng sâu, vùng khó khăn. Có đơn vị vùng thuận lợi vẫn chiếm đ−ợc lợi thế trong phân bổ.
Các nguyên tắc đã thực hiện đ−ợc, đó là: đảm bảo hợp pháp, chính xác, công khai. Còn các nguyên tắc khác thực hiện có phần ch−a tốt, vì thế dẫn đến có đơn vị th−ờng xuyên đ−ợc nhiều kinh phí chuyên môn, nghiệp vụ; có đơn vị chỉ đ−ợc một phần nhỏ theo quy định chung, không có phần “bổ sung”.
Căn cứ phân bổ: NSNN về giáo dục - đào tạo hàng năm, đ−ợc căn cứ vào số cán bộ, giáo viên trong biên chế, số học sinh từng tr−ờng, vị trí địa lý, vùng miền, kết quả thực hiện những năm tr−ớc.
Trên cơ sở nguồn NSNN đ−ợc thông báo hàng năm cho huyện về lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Phòng Tài chính phối hợp cùng phòng Giáo dục - Đào tạo, xác định những căn cứ cho từng tr−ờng nh−: số học sinh, số lớp, số giáo viên, khoảng cách xa, gần, kết quả thực hiện những năm tr−ớc. Sau đó tiến hành phân bổ cho từng tr−ờng cụ thể.
B−ớc 1, tính toán phân bổ cho từng tr−ờng dựa trên những căn cứ đã nêu, để tạo thành một mặt bằng chung cho các tr−ờng.
B−ớc 2, tiến hành xem xét các yếu tố xa, gần, tr−ờng chuẩn quốc gia, tr−ờng ít học sinh, tr−ờng miền núi, các yếu tố chủ quan của cán bộ nghiệp vụ… để bổ sung thêm cho một số tr−ờng.
Qua cách làm nêu trên, thấy rằng: các đơn vị cơ bản đảm bảo phần cứng (phần chế độ con ng−ời), còn phần chi chuyên môn, nghiệp vụ có sự khác nhau; thậm chí có sự chênh lệch lớn giữa tr−ờng cao và tr−ờng thấp nhất.