tự ti ; tự trọng ; tự kiêu ; tự hào ; tự ái. Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng
- Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Cho ví dụ.
- Viết 5 danh từ chung, viết 5 danh từ riêng.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 Thảo luận cặp đôi.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận cặp đôi và làm bài.
- Gọi HS làm nhanh trên bảng ghép từ ngữ thích hợp. HS khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Gọi HS đọc bài đã hoàn chỉnh.
Bài 2 Hoạt động nhóm lớn.(Cả lớp chia hai đội)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức thi giữa hai nhóm thảo luận xong trước dưới hình thức:
+ Nhóm 1: đưa ra từ.
+ Nhóm 2: tìm nghĩa của từ.
Sau đó đổi lại. Nhóm 2 có thể đưa ra nghĩa của từ để nhóm 1 tìm từ.
+ Nếu nhóm nào nói sai một từ, lập tức cuộc chơi dừng lại và gọi nhóm kế tiếp. - Nhận xét tuyên dương các nhóm hoạt động sôi nổi, trả lời đúng.
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 3 Thảo luận nhóm 6.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng.
- Hai đội cử 2 HS lên bảng viết. Đội nào tìm đúng và nhanh hơn sẽ thắng.
- HS nhận xét. - Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - Hoạt động theo cặp, viết vào nháp. - Làm bài, nhận xét, bổ sung.
* Thứ tự cần điền: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
- 2 HS đọc lại bài.
- HS đọc đề bài.
- Hoạt dộng trong nhóm. - 2 nhóm thi.
- HS đọc lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. + Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó: trung thành
+ Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi: trung kiên + Một lòng một dạ vì việc nghĩa là: trung nghĩa
+ Aên ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là: trung hậu + Ngay thẳng, thật thà: trung thực
Giáo viên Học sinh
- HS trao đổi trong nhóm và làm bài. - Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Kết luận về lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại 2 nhóm từ.
Bài 4 Hoạt động chung.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đặt câu. GV nhắc nhở sửa chữa các lỗi về câu, sử dụng từ cho từng HS.
- Nhận xét tuyên dương những HS đặt câu hay.
- Hoạt động trong nhóm. - Dán bài, nhận xét, bổ sung. - Chữa bài(nếu sai).
Trung có nghĩa “ở giữa” Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” trung thu trung bình trung tâm trung thành trung nghĩa trung kiên trung thực trung hậu - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - HS nối tiếp nhau đặt câu.
+ Lớp em không có học sinh trung bình. + Đêm trung thu thật vui và lí thú.
+ Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước.
+ Các chiến sĩ công an luôn trung thành bảo vệ Tổ Quốc.
+ Bạn Minh là người trung thực.
+ Phụ nữ Việt Nam rất trung hậu đảm đang.
+ Trần Bình Trọng là người trung nghĩa. + Bộ đội ta rất trung kiên với lí tưởng cách mạng.
3. Củng cố, dặn dò: Thế nào là trung thực? Thế nào là tự trọng?
- Về nhà làm bài tập 1, 4 vào vở.
- Chuẩn bị bài : Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. - Nhận xét chung tiết học.
Tiết: 6 Địa lý
TÂY NGUYÊNI. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết: I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:
- Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam - Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu) - Dựa vào lược đồ, bản đồ, bảng số liệu, tranh, ảnh để tìm kiến thức