Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển nghề đan cói ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 48 - 52)

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Trong công cuộc khai hoang, lấn biển, xây dựng, mở rộng và phát triển đất n−ớc ta, d−ới thời lnh đạo của Nguyễn Công Trứ đ hình thành lên một vùng đất trù phú, mầu mỡ và có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Đó chính là Kim Sơn, một huyện cực Nam của tỉnh Ninh Bình, đ−ợc thành lập tháng 3 năm 1859, trên vùng đất bi bồi sông Đáy, có toạ độ địa lý từ 19o56’10’’ đến 20o14’20’’độ vĩ Bắc và 106o1’45’’ đến 106o10’10’’ độ kinh Đông, cách thị x Ninh Bình 28 km. Với vị trí địa lý:

- Phía Đông giáp với tỉnh Nam Định. - Phía Tây giáp với tỉnh Thanh Hoá.

- Phía Bắc giáp với huyện Yên Khánh và Yên Mô (tỉnh Ninh Bình). - Phía Nam giáp với biển (từ cửa Đáy đến cửa Càn).

Địa hình Kim Sơn t−ơng đối bằng phẳng, dốc dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, cốt đất trung bình khoảng 0,8 - 1 m. Đ−ợc chia thành 3 tiểu vùng cơ bản:

- Vùng địa hình bằng phẳng ven biển (tiểu vùng 1- từ đê Bình Minh ra biển) là vùng đất đang đ−ợc bồi đắp, cốt đất trung bình 0,4 - 0,6 m. Chất đất chủ yếu có cấp hạt mịn và cấp hạt lơ lửng, lắng đọng chậm nên vùng này nho lỏng.

- Vùng địa hình vàn trũng lòng chảo (tiểu vùng 2 - từ phía Nam đê Hồng Đức đến đê Bình Minh) có cốt đất trung bình 0,7 - 0,8 m. Là đất phù sa mới, cấp hạt mịn, sự lắng đọng t−ơng đối và chậm xếp lớn.

- Vùng địa hình nhấp nhô phía Bắc (tiểu vùng 3), đ−ợc hình thành sớm nhất, có cốt đất trung bình khoảng 0,8 - 1 m. Chất đất có cấp hạt nắng đọng theo quy luật nơi cao có cấp hạt thô, nơi thấp có cấp hạt mịn [17].

Với vị trí địa lý và địa hình của mình, Kim Sơn có tiềm năng trong phát triển đa dạng hoá ngành sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tạo thành thị tr−ờng trao đổi hàng hoá lớn. Đặc biệt rất thuận lợi để phát triển vùng kinh tế biển.

3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết

Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, mang đặc điểm khí hậu của vùng duyên hải nhiệt đới, gió mùa. Trong năm hình thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do tiếp giáp với biển Đông, lại có địa hình bằng phẳng nên khí hậu của huyện ôn hoà và đồng nhất.

Theo tài liệu của các trạm khí t−ợng thuỷ văn cho biết, nhiệt độ trong năm của Kim Sơn khá cao so với cả n−ớc. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 260 - 270C, thấp nhất d−ới 100 C (cuối tháng giêng và tháng 2), và cao nhất 350 - 360 C (các tháng 5 và 6).

Độ ẩm trung bình trong năm 80 - 85%, độ ẩm cao nhất 90% (tháng 3), thấp nhất 80% (tháng 11).

L−ợng m−a trung bình trong năm là 1.700 - 1.950 mm và tập trung chủ yếu vào các tháng 7-5-9-10 trong năm, l−ợng m−a cao nhất khoảng 400 mm (tháng 9) và thấp nhất 20 mm (tháng 1).

Kim Sơn chịu ảnh h−ởng chủ yếu của 2 h−ớng gió, h−ớng Đông Nam (xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 10), h−ớng gió Đông Bắc (xuất hiện trong các tháng 11, 12, 1, 2). Đặc biệt có bo th−ờng xuất hiện vào tháng 7 - 10 [37].

Tóm lại, do ảnh h−ởng của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa có khí hậu ôn hoà, độ ẩm cao, l−ợng m−a trung bình trong năm cao, ít bị hạn hán trầm trọng là điều kiện tốt để cây trồng, vật nuôi sinh tr−ởng và phát triển quanh năm.

3.1.1.3 Nguồn n−ớc và thảm thực vật

Huyện Kim Sơn đ−ợc bao bọc bởi 3 con sông lớn sông Đáy, sông Càn và sông Mới. Trong đó, sông Đáy có vai trò đặc biệt quan trọng, là con sông có chi l−u lớn nhất vùng Đồng Bằng Sông Hồng (từ huyện Thạch Thất - Hà Tây tới phía Bắc huyện Kim Sơn vòng qua phía Nam và đổ ra biển), có l−u vực lớn và mang tải l−ợng phù sa nhiều bồi đắp cho huyện Kim Sơn. Trong huyện có hệ thống sông ngòi nhân tạo dày đặc nối liền nhau vừa có tác dụng phân phối nguồn n−ớc, nguồn phù sa cho các vùng đất, vừa có tác dụng lọc mặn. Các sông lớn của huyện đều chạy theo h−ớng Tây Bắc - Đông Nam và chịu ảnh h−ởng của thuỷ triều theo chu kỳ con n−ớc [37].

Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, địa chất và nguồn n−ớc đ tạo ra thảm thực vật và hệ động vật của huyện Kim Sơn rất đa dạng và phong phú.

- Tiểu vùng 1 gồm hệ sinh thái rừng tự nhiên ven biển, hệ động vật biển và nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn (sản xuất hàng hoá).

- Tiểu vùng 2 gồm cây công nghiệp ngắn ngày (cây cói), trồng lúa n−ớc và một số cây trồng hàng năm khác, nuôi trồng thuỷ sản với quy mô vừa và nhỏ.

- Tiểu vùng 3 chủ yếu trồng lúa n−ớc và cây hàng năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản với quy mô nhỏ (quy mô hộ gia đình tự cấp, tự túc).

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Phân bổ và sử dụng đất đai

Đất đai là cơ sở quan trọng để thực hiện các hoạt động kinh tế x hội, là môi tr−ờng sống của động thực vật. Quỹ đất có hạn, nh−ng vì mục tiêu phát triển kinh tế,

Bảng 3.1 Diện tích đất đai huyện Kim Sơn năm 2004 - 2006

Đơn vị tính: ha Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu 2004 Năm Năm 2005 2006 Năm

05/04 06/05 BQ Tổng diện tích tự nhiên 20.745,0 20.745,0 21.325,0 100,00 102,80 101,39 1. Đất nông nghiệp 12.664,0 12437,0 12.784,0 98,21 102,79 100,47 Trong đó đất canh tác 10.504,8 10.316,5 10.404,3 98,21 100,85 99,52 2. Đất lâm nghiệp 680,0 680,0 680,0 100,00 100,00 100,00 3. Đất chuyên dùng 4.617,4 4.694,4 4.915,7 101,67 104,71 103,18 4. Đất khu dân c− 880,94 898,43 958,98 101,99 106,74 104,34 5. Đất ch−a sử dụng 1902,66 2035,17 1986,32 106,96 97,60 102,17 6. Các chỉ tiêu bình quân - BQ đất tự nhiên/ ng−ời 0,123 0,123 0,126 100,00 102,80 101,39 - BQ đất NN/ ng−ời 0,075 0,074 0,076 98,21 102,79 100,47 - BQ đất canh tác/ng−ời 0,062 0,061 0,062 98,21 100,85 99,52

Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Kim Sơn năm 2006 x hội, đất đai đ−ợc sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau cho nên cần phải phân bổ và sử dụng đất đai trong mỗi giai đoạn hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Mặt khác, trong mỗi giai đoạn khác nhau trình độ khai thác và sử dụng đất khác nhau cho nên cần phải có sự điều chỉnh trong phân bổ và sử dụng đất đai.

Theo kết quả điều tra năm 2006 của Phòng Địa chính, huyện Kim Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 21.325 ha, trong đó đất nông nghiệp 12.784 ha chiếm tỷ trọng xấp xỉ 59,92%. Diện tích đất ch−a sử dụng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (16,52%), khả năng khai thác đ−a vào sử dụng chậm, một phần do địa hình phức tạp,

chủ yếu là đất bi bồi ven biển, một phần là do khả năng tiềm lực của địa ph−ơng còn yếu (Bảng 3.1 và Biểu đồ 3-1)

3.1.2.2 Dân số và lao động

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu đất đai huyện Kim Sơn năm 2004 - 2006

3.1.2.2 Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê của Phòng Địa Chính, năm 2006 dân số bình quân của huyện là 172.178 ng−ời, tốc độ tăng bình quân trong 3 năm (2004 - 2006) là 0,97% và phân bố trên địa bàn 25 x, 2 thị trấn (Bảng 3.2).

Cũng nh− các vùng nông thôn khác của cả n−ớc, lực l−ợng lao động nông thôn của Kim Sơn khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động năm 2006 là 97.144 ng−ời, chiếm 56,42% dân số. Do vậy, nhu cầu cần tạo việc làm tăng thu nhập cho hộ nông dân đang là bức xúc lớn cần có những biện pháp giải quyết. Bình quân lao động nông nghiệp của huyện năm 2006 là 59.120ng−ời chiếm 60,86% tổng số lao động trong độ tuổi. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp là 3,05% dân số trong độ tuổi lao động và khoảng 40% thời gian lao động nhàn rỗi của lao động nông nghiệp tạo sức ép lớn về nhu cầu công ăn việc làm [8].

Trong những năm gần đây với những chính sách phát triển kinh tế x hội của huyện Kim Sơn đ tạo thêm đ−ợc nhiều việc làm cho ng−ời lao động. Đặc biệt là chính sách khôi phục và phát triển nghề đan cói đ thu hút đ−ợc hàng chục vạn lao động của huyện và giảm thời gian nhàn rỗi cho lao động nông thôn. Tỷ lệ hộ đói, hộ

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Đất nông nghiệp 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất chuyên dùng 4. Đất khu dân c− 5. Đất ch−a sử dụng

Bảng 3.2 Dân số và lao động huyện Kim Sơn năm 2004 - 2006 Đơn vị tính: ng−ời Năm Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 05/04 06/05 BQ I. Tổng số hộ 39.004 39.076 39.348 100,18 100,44 100,31

Trong đó hộ nông nghiệp 24.135 23.932 23.876 98,93 100,00 99,46

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển nghề đan cói ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)