TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ MANG LẠI CỦA QUY TRÌNH TỐI ƯU

Một phần của tài liệu nghiên cứu tối ưu hóa công đoạn khử khoáng và khử protein của phế liệu tôm thẻ chân trắng sau khi ép trong quy trình sản xuất chitin-chitosan (Trang 70 - 71)

Để so sánh mức tiết kiệm hóa chất của quy trình tối ưu so với quy trình đối chứng, ta tính toán mức chi phí hóa chất cho 1kg chitosan khô thu được từ 2 quy trình.

Từ sự giảm trọng lượng phế liệu vỏ tôm sau công đoạn ép, hiệu suất khử khoáng và hiệu suất khử protein, ta tính được để sản xuất ra được 1kg chitosan khô thành phẩm thì lượng phế liệu vỏ tôm ta phải dùng để sản xuất là 25kg. Hóa chất sử dụng là: HCl 37%, NaOH tinh thể.

Đơn giá của phế liệu vỏ tôm và hóa chất tại thời điểm thực hiện đề tài là:

Bảng 3.11. Đơn giá của phế liệu vỏ tôm và hóa chất

STT Nguyên liệu Đơn vị tính Đơn giá (VNĐ)

1 Phế liệu 1kg 1.000

2 HCl 37% 500 ml 37.000

3 NaOH tinh thể 500g 45.000

Lượng hóa chất sử để sản xuất ra 1kg chitosan khô của quy trình tối ưu và quy trình đối chứng được thống kê ở Bảng 3.12 và Bảng 3.13.

Bảng 3.12. Lượng hóa chất và phế liệu sử dụng để sản xuất ra 1kg chitosan

theo quy trình tối ưu

STT Nguyên liệu Lượng sử dụng Thành tiền

1 Phế liệu 25 kg 25.000 VNĐ

2 HCl 37% 1,2 l 44.400 VNĐ

3 NaOH tinh thể 5,95 kg 535.500 VNĐ

Tổng cộng 604.900 VNĐ

Bảng 3.13. Lượng hóa chất và phế liệu sử dụng để sản xuất ra 1kg chitosan

theo quy trình đối chứng

STT Nguyên liệu Lượng sử dụng Thành tiền

1 Phế liệu 25 kg 25.000 VNĐ

2 HCl 37% 3,79 l 280.460 VNĐ

3 NaOH tinh thể 8,27 kg 744.330 VNĐ

Tổng cộng 1.049.790 VNĐ

Từ kết quả trên cho ta thấy chi phí cho nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra 1kg chitosan khô của quy trình tối ưu giảm 1 nữa so với quy trình đối chứng. Bên cạnh đó, thời gian xử lý theo quy trình cải tiến cũng giảm đi nhiều so với quy trình đối chứng. Cụ thể đó là: Nếu sản xuất theo quy tối ưu thì để có được 1kg chitosan khô chúng ta xử lý trong khoảng thời gian từ 10-12h, còn nếu theo quy trình đối chứng chúng ta phải tốn thời gian đến 36-40h.

Đối với quy trình sản xuất tối ưu chúng ta phải tính đến mức tiêu hao năng lượng cho công đoạn nâng nhiệt, thiết bị khuấy đảo và máy ép… Tuy nhiên, với mức tiết kiệm hóa chất chủ yếu do công đoạn ép và nâng nhiệt, chúng ta sẽ rút ngắn thời gian chế biến từ đó tăng năng suất, và tăng tốc độ thu hồi vốn cho việc đầu tư mua sắm trang thiết bị.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tối ưu hóa công đoạn khử khoáng và khử protein của phế liệu tôm thẻ chân trắng sau khi ép trong quy trình sản xuất chitin-chitosan (Trang 70 - 71)