Qua quá trình phân tích trên ta thấy công tác phân tích tài chính theo loại hình dự án tại công ty có các ưu điểm sau:
Do đã có sự phân loại dự án đầu tư trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính nên quá trình thực hiện phân tích tài chính một số dự án có thuận lợi và nhanh chóng hơn. Như trong hai ví dụ đã trình bày thì chỉ có dự án thuộc nhóm phân loại I ( Dự án nâng cấp mỏ than Kế Bào ) là có tiến hành tính toán đầy đủ các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR ... còn với dự án loại II ( Dự án đầu tư mua sắm thiết bị mỏ than Đèo Nai ) thì chỉ dừng lại với việc tính giá trị lỗ lãi đơn thuần.
Tạo điều kiện cho việc thu thập xử lý thông tin thuận lợi hơn, tạo điều kiện công tác cho cán bộ trẻ. Trong dự án nâng cấp mỏ than Kế Bào , dự án được phân loại có độ khó cao hơn nên cử 2 cán bộ đã công tác tại công ty hơn 10 năm tham gia thu thập và xử lý số liệu cho tính toán, chủ nhiệm đề tài là trưởng phòng Th.s Nguyễn Tiến Chỉnh đóng vai trò trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Với dự án mua sắm máy móc cho mỏ than Đèo Nai cán bộ thu thập thông tin là một người có thời gian công tác 10 năm và một cán bộ trẻ về công ty năm 2001 , chủ nhiệm đề tài là phó phòng kinh tế mỏ.
5.2.Những hạn chế còn tồn tại
5.2.1.Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá quá trình tính toán các chỉ tiêu tài chính là công ty đảm bảo các yêu cầu cơ bản của một quá trình phân tích nhưng vẫn còn một số hạn chế còn tồn tại trong quá trình phân tích. Việc tìm ra những hạn chế còn tồn tại này để có thể tìm biện pháp khắc phục chính là công việc công ty cần làm nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.
a/ Với công tác phân tích tài chính nói chung:
Nhìn chung việc phân loại dự án như công ty đang tiến hành có thể thuận tiện cho phân tích riêng lẻ từng dự án, thuận tiện cho đội ngũ cán bộ của công ty khi làm việc, cho công tác tổ chức cán bộ của đơn vị nhưng lại khó khăn hơn cho khách hàng và các tổ chức khác khi việc thẩm định, xem xét các dự án của công ty khi mà việc tính toán các dự án là khác nhau và không theo một quy tình thống nhất.
Cách lấy tỷ suất chiết khấu lãi vay làm tỷ suất chiết khấu của nguồn vốn tự có khi tính tỷ suất chiết khấu của dự án trong trường hợp có hai nguồn vốn là vốn vay và vốn chủ sở hữu chỉ đúng trong trường hợp nguồn vốn tự có chiếm tỷ lệ không quá lớn hoặc không có nhiều nguồn vốn nếu không phải tính theo phương pháp tỷ trọng và sử dụng chi phí cơ hội với vốn tự có để đảm bảo tính xác thực của dự án.
Trong phương pháp tính các chỉ tiêu doanh thu và chi phí các thông số đầu vào, đầu ra như giá bán sản phẩm đều được mặc định với mặt bằng lúc tính toán mà trong quá trình phân tích không đề cập đến biến động giá như vậy chưa phản ánh chính xác doanh thu chi phí trong điều kiện biến động có thể ảnh hưởng đến dự án. Việc tính toán này được công ty lý giải là giá than trên thị trường hầu như ổn định trong nhiều năm qua nên không cần tính đến phương pháp có biến động giá, mặt khác công ty cho rằng có hai phương pháp tính một là theo giá biến động và một là theo mặt bằng giá cố định thì công ty lựa chọn phương án hai để tính toán. Các dự án đầu tư mua máy móc thiết bị và các dự án môi trường như đã
giới thiệu thường chỉ tính các chỉ tiêu đơn giản hoặc không tính đến hiệu quả tài chính như dự án môi trường như vậy sẽ không chính xác nếu các dự án có vốn đầu tư lớn, nên tính toán đầy đủ các chỉ tiêu hiệu quả là cần thiết. Việc đơn giản hoá các chỉ tiêu chỉ nên áp dụng trong điều kiện dự án đơn giản và vốn đầu tư không lớn.
Trong các chỉ số mà dự án dùng trong phân tích tài chính dự án chỉ là các chỉ tiêu hết sức cơ bản như NPV, IRR mà chưa thấy các chỉ số khác như
các chỉ tiêu về điểm hoà vốn( điểm hoà vốn lý thuyết, tiền tệ...), độ nhạy cũng chưa được tính toán trong dự án.Việc phân tích độ nhạy cho thấy khả năng biến động của dự án khi các thông số đầu vào, đầu ra thay đổi nên rất cần thiết cho việc phân tích tài chính dự án.
Ngoài các nhân tố có liên quan trực tiếp đến tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án thì cũng có thể thấy một số vấn đề khác tồn tại có liên quan đến quá trình phân tích mà ta cũng cần chỉ ra để xem xét đó là vấn đề lao động và các yếu tố khác quan khác:
+ Cán bộ công ty dù đã rất cố gắng trong hoạt động phân tích nhưng do chủ yếu là các cán bộ từ các chuyên ngành khác chuyển sang làm kinh tế nên vẫn còn những khó khăn là họ chủ yếu tính theo mẫu có sẵn trong một số trường hợp dự án đa dạng áp dụng cứng nhắc có thể đưa đến sai lầm nhất định như việc tính lãi suất bình quân của dự án, đều mặc định coi lãi suất ngân hàng là tỷ suất chiết khấu của nguồn vốn tự có.
+ Do sự thúc ép của khách hàng và nhiều nhân tố khác nhằm “giữ khách” trong điều kiện nhiều đơn vị cạnh tranh với công ty trong việc tư vấn lập dự án như hiện nay công ty nhiều khi chỉ đạo cán bộ phân tích tài chính phải nâng cao kết quả của các chỉ tiêu tài chính để dự án nào đó có thể có tính khả thi cao để được Tổng công ty phê duyệt thực hiện muốn như vậy trong quá trình tính toán công ty phải nâng cao một số khoản doanh thu hoặc giảm một số khoản chi phí của dự án tuy phân tích thì không bị tác động nhiều nhưng nếu đưa vào thực hiện có thể ít nhiều ảnh hưởng đến dự án.
b/ Với công tác phân tích tài chính theo loại hình dự án nói riêng:
Công tác phân loại dự án chưa có tiêu chuẩn nhất định: Nhiều năm qua việc phân loại dự án đầu tư chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tế của cán bộ và điều kiện dự án để phân loại . Nhưng có khi phát sinh những trường hợp dự án thuộc loại II nhưng giá trị đầu tư lớn hơn một số dự án loại I như vậy nếu chỉ tính những chỉ tiêu đơn giản dẫn đến kém chính xác trong kết quả phân tích dự án.
Tạo ra “cạnh tranh” ngay trong đơn vị: Dự án được phân cho từng nhóm cán bộ thực hiện mà lương cán bộ hưởng theo quy mô dự án dẫn đến tình trạng nhiều người muốn tham gia dự án loại I ( vì quy mô vốn lớn ) , không thích tham gia dự án nhóm II dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngay trong phòng ban làm giảm tinh thần công tác của cán bộ.
Gây khó khăn cho công tác quản lý: Trong cùng một phòng ban lúc có nhiều dự án khác nhau phân ra làm nhiều nhóm thực hiện dù muốn hay không cũng gây khó khăn nhất định cho công tác quản lý hoạt động của cán bô trong phòng.
5.2.2.Nguyên nhân của những tồn tại trên
Việc tìm ra nguyên nhân để có thể đưa ra các biện pháp khắc phục làm cho hoạt động của công ty có hiệu quả hơn là rất cần thiết và có ý nghĩa nhằm hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính của công ty.Việc có những hạn chế trên là có thể chỉ ra từ một số nguyên nhân sau: