2.3.6.1 Nghiên cứu về chế phẩm Metavina 80 LS
Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta ñang ñi vào mức
ñộ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và hàng loạt các biện pháp cải tiến mới với mục ñích khai thác, chạy theo năng suất và sản lượng. Với sự canh tác trên ñã làm cho
ñất ñai ngày càng thoái hóa, tồn dư các chất ñộc hại trong ñất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong ñất ngày càng nhiều dẫn ñến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước. Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ
trong canh tác cây trồng ñang là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Chế phẩm Metavina do Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối (Viện khoa học thủy lợi) nghiên cứu và áp dụng thành công từ năm 2006, ñồng thời là thuốc vi sinh phòng trừ mối ñầu tiên ở Việt Nam. Chế phẩm bao gồm 3 dạng khác nhau: Metavina 90 DP, Metavina 10 DP, Metavina 80 LS, ñược
ñiều chế từ nấm xanh Metarhizium anisopliae. Từ khi nghiên cứu thành công
ñến nay, chế phẩm ñã ñược sử dụng rộng rãi không chỉ ñể trừ mối mà còn
ñược dùng ñể trừ côn trùng thuộc họ cánh cứng Coleoptera, sâu non bộ cánh vẩy Lepidoptera như sâu khoang, sâu xanh da láng, rầy nâu, bọ hung, mọt gạo…[20].
Chế phẩm Metavina 80 LS có thành phần là sinh khối lên men của chủng nấm Metarhizium anisopliae Ma01 chiếm 80% v/v. Chế phẩm này có khả năng diệt các loài mối, côn trùng bộ cánh cứng, sâu non bộ cánh vẩy bằng con ñường tiếp xúc và lây nhiễm.
Quy cách ñóng gói: Chế phẩm Metavina 80 LS ñược ñóng vào trong can nhựa có thể tích 5, 10 và 20 lít[21].
2.3.6.2 Nghiên cứu về nấm lục cương Metarhizium anisopliae
Ở nước ta, trong những năm gần ñây bước dầu nghiên cứu các loại nấm kí sinh côn trùng ñể phòng trừ sâu hại. ðiển hình nhưở Hưng Yên, năm 1993
ñã sử dụng nấm xanh Metarhizium anisopliaeñể phòng trừ sâu ðo Chỉ sau 7 - 10 ngày hiệu quả khoảng 70 - 80%. Tại Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu ñã sử dụng ñể phòng trừ bọ xít, sâu cắn gié, bọ cánh cứng hại dừa ñạt hiệu quả
cao. Tại Cần Thơ, từ năm 2005 - 2007 ñã sử dụng nấm Metarhizium anisopliae ñể phòng trừ sâu ăn tạp, rầy nâu ñạt hiệu quả khá cao trên 70% sau 7 - 12 ngày (Trần Văn Hai, 2006)[25].
Nấm Metarhizium anisopliae gây hại cho nhiều loài côn trùng. Bào tử
nấm rơi trên cơ thể côn trùng và khi ñộ ẩm cao kéo dài, bào tử nấm nảy mầm và mọc vào bên trong cơ thể côn trùng. Nấm phát triển bên trong cơ thể côn trùng kí chủ và ăn chất bổ của cơ thể côn trùng. Khi côn trùng chết nấm xuất hiện lúc ñầu thành một lớp trắng ở những chổ nối giữa các ñốt ở cơ thể côn trùng, sau ñó trên thân côn trùng sẽ chuyển sang màu xanh lục ñậm là màu của bào tử nấm. Bào tử xuất hiện từ ký chủ ñã chết sang ký chủ mới qua gió và nước.
Nấm Metarhizium anisopliae có màu lục hoặc xanh lục nên người ta gọi là nấm lục cương. Loài Metarhizium anisopliae là chủng gây bệnh mạnh nhất trên côn trùng thuộc họ cánh cứng Coleoptera. Nhiều nhà khoa học ñã nghiên cứu và tìm thấy có khoảng 204 loài côn trùng thuộc họ Alaridae và Cucurlionidae dễ bị nhiễm bệnh bởi nấm Metarhizium anisopliae. Bệnh
Metarhizium gây trên côn trùng gọi là bệnh Muscadin xanh.Phạm Thị Thủy và CTV, Viện Bảo Vệ Thực Vật cũng ñã xác ñịnh ñược trên 40 loài côn trùng hại cây trồng và mối ñất bị nấm lục cương ký sinh.
+ ðặc ñiểm hình thái:
khuẩn lạc có màu xanh thỉnh thoảng có màu tối hoặc màu hồng vỏ quế, chúng phát triển chậm trên môi trường không có pepton (môi trường PDA, Czapek – Dox), thích hợp trên môi trường có pepton. Trên môi trường PDA sau 14 ngày nuôi cấy, sợi nấm có màu trắng ñến hồng, phần cuối sợi nấm có dạng cái kẹp quần áo, từ ñây hình thành bào tử. Khuẩn lạc màu vàng xanh ñến xanh oliu, vàng mơ. Trên môi trường Sabouraud nấm phát triển tốt trong ñiều kiện nhiệt ñộ 25 oC, sau 7 - 10 ngày nuôi cấy thì khuẩn lạc có ñường kính 4 - 6 cm. Sợi nấm phát triển trên bề mặt côn trùng có màu từ trắng ñến hồng, cuống sinh bào tử ngắn mọc tỏa tròn trên ñám sợi nấm dày ñặc. Bào tử trần hình que có kích thước 3,5×6,4×7,2 mm, màu từ lục xám ñến oliu - lục, bào tử xếp thành chuỗi khá chặt chẽ và nhìn bằng mắt thường người ta có thể thấy bào tử ñược ra trên bề mặt cơ thể côn trùng một lớp phấn khá rõ màu xanh lục. Sợi nấm khi phát triển bên trong côn trùng có chiều rộng khoảng
3 - 4 mm, dài khoảng 20 mm, chia thành nhiều tế bào ngắn, trong tế bào có thể thấy nhiều giọt mỡ.
+ ðặc ñiểm sinh lý - sinh hóa
Nấm M. anisopliae không thể sinh trưởng tốt trên cơ chất không có kitin, chúng sống ñược nhiệt ñộ thấp 8 oC, có biên ñộ về ñộ ẩm rộng ở nơi tích lũy nhiều CO2 và thiếu O2 chúng có thể sống 445 ngày. Khi hoại sinh trong ñất, bào tử ñính bị ức chế sự nảy mầm bời khu hệ nấm ñất, trong ñó có chủng Aeromonas (thí nghiệm invitro).
Ở nhiệt ñộ dưới 10 oC và trên 45 oC nấm thường không hình thành bào tử. Nhiệt ñộ thích hợp cho sự nảy mầm của bào tử là 25 - 30 oC và sẽ bị chết ở
49 ñến 55 oC. Nhiệt ñộ cho nấm phát triển tốt nhất là 25 oC, pH thích hợp là 6,0 và có thể dao ñộng trong khoảng 3,3 - 8,5. Nấm M. anisopliae có khả
năng phân giải tinh bột, xenluloza và kitin ( lông và da côn trùng). Nấm lục cương có thể ñồng hóa nhiều nguồn cacbon khác nhau. Chúng phát triển tốt
trên môi trường chứa glucogen hay lipit. Muốn tạo bào tử nấm lục cương ñòi hỏi phải có ñộẩm không khí khá cao.
+ ðộc tố diệt côn trùng của nấm lục cương:
Gồm một số ngoại ñộc tố có tên là Destruxin A, B, C hay D. ðây là các sản phẩm thứ cấp depxipeptit vòng, L - prolyn, L - Leuxin, anhydride, L - prolyn - L - valin anhydrit và desmetyl destrucxin B.
Destrxin A có công thức nguyên là C29H47O7N5, có ñiểm sôi là 188 oC. Bản chất hóa học của nó là D - 2 hydroxy - 4 - pentenoy - L - isoleucyl - N - metyl - L - valyl - N - metytl - L - alanyl - b - alanyl lacton.
Destruxin B có công thức nguyên là C30H51O7N5, có ñiểm sôi là 234 oC. Bản chất hóa học của nó là D - a - hydroxy - g - metylvaleryl - L - prolyl - L - isoleucyl - N - metyl - L - valyl - N - metyl - L - alanyl - b - alanyl lacton.
+ Cơ chế tác ñộng của nấm lục cương lên côn trùng
Khi bào tử nấm lục cương bám trên bề mặt côn trùng trong khoảng 24 giờ thì bào tử sẽ nảy mầm tạo thành ống mầm xuyên qua vỏ côn trùng, sau ñó tiếp tục phân nhánh tạo nên một dạng sợi nấm chằng chịt bên trong cơ thể côn trùng. Nấm Metarhizium anisopliae ñã tiết ra ñộc tố Destruxin A, B và chính các ñộc tố trên ñã gây chết côn trùng[26].