MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY

Một phần của tài liệu "Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty In và Văn hoá phẩm " (Trang 45 - 48)

d Tập hợp chi phí sản xuất toàn Công t y:

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY

Nhìn chung đội ngũ nhân viên kế toán của công ty được bố trí khoa học, hợp lý, trình độ cán bộ kế toán không ngừng được nâng cao, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và luôn thực hiện tốt phần hành kế toán của mình giữa phòng kế toán và bộ phận thống kê phân xưởng có mối quan hệ chặt chẽ là cơ sở góp phần đáp ứng yêu cầu công tác kế toán, tránh trùng lặp trong hạch toán, dễ kiểm tra, đối chiếu sổ sách.

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung, vừa phân tán phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, nó bảo đảm cho việc luân chuyển chứng từ một cách khoa học, hợp lý, đáp ứng nhanh chóng việc ghi chép và kiểm tra, đối chiếu số liệu.

Là một công ty tương đối lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng tháng rất nhiều, do vậy công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật kí chứng từ là rất phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Với việc áp dụng hình thức này, bộ phận kế toán tài chính về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán kế toán, phản ánh được tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn, cũng như tình hình thu nhập, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng rất dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu bảo đảm sự khớp đúng.

Đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất, công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên đã đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên liên tục tình hình chi phí, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu.

Hình thức trả lương mà công ty đang áp dụng là một động lực to lớn thúc đẩy công nhân trong hoạt động sản xuất gắn kết công nhân với công ty, với

Việc ghi chép chứng từ ban đầu chặt chẽ, đầy dủ và có hệ thống tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán về sau.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì vẫn còn một số điểm chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện đổi mới kinh tế hiện nay, từ đó dẫn tới một số khó khăn cho công tác quản lý công ty.

Một số hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện :

* Thứ nhất: Công ty phân loại chi phí sản xuất thành 3 khoản mục : Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu không chỉ có chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất mà còn bao gồm cả chi phí nguyên liệu vật liệu dùng cho quản lý hành chính. Khoản chi phí này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ so với toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhưng nếu hạch toán vào TK 621 thì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Mặt khác chi phí cho bộ phận lái xe công ty nên hạch toán vào TK627 thì hợp lý hơn.

Còn trong chi phí nhân công sản xuất thì công ty lại tập hợp cả chi phí tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của bộ phận nhân viên phân xưởng. Việc tập hợp như thế này tuy không dẫn đến sự thay đổi chi phí sản xuất và giá thành trong kỳ nhưng xét về mặt nội dung kinh tế thì chưa được phù hợp.

* Thứ hai: Công ty không tiến hành việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Tiền lương công nhân nghỉ phép khi phát sinh sẽ được hạch toán trực tiếp vào TK622 và vào các dịp lễ, tết, hè, số công nhân nghỉ phép thường nhiều lên và sẽ ảnh hưởng đến chi phí giá thành thời gian này. Do đó việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý đều đặn sẽ hạn chế được những biến động của chi phí

* Thứ ba: Trong bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm, ở cột “TK334” Công ty chia làm 3 cột nhỏ là “Lương cơ bản”; “Các khoản khác” và “Cộng có TK334”.

Cột” cộng Có TK334” được công ty tổng hợp từ các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán phép.

Còn cột “Các khoản khác" được công ty tính bằng cách lấy cột “Cộng có TK334” trừ đi cột “Lương cơ bản”.

Như vậy, toàn bộ tiền lương phải trả của công ty được đưa vào cột “Lương cơ bản” và “Các khoản khác”. Trong thực tế, tiền lương phải trả công nhân viên lớn gấp nhiều lần so với tiền lương cơ bản. Do vậy cột “Các khoản khác” lại chủ yếu phản ánh lương sản phẩm và lương thời gian, và như thế rõ ràng là không đúng với nội dung phản ánh ở cột này.

* Thứ tư: Công ty In và Văn hóa phẩm tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng, có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, đồng thời, việc sản xuất chia thành các phân xưởng, các giai đoạn rõ rệt. Sản phẩm của công ty có nhiều chủng loại, ít lặp lại nên chu kỳ sản xuất của mỗi sản phẩm không giống nhau. Do vậy việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ là chưa hợp lý, chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất như hiện nay tuy có ưu điểm là đơn giản, giảm bớt khối lượng công việc nhưng lại rất khó cho công tác quản lý chi phí, không biết được chi phí sản xuất phát sinh cho các đối tượng là bao nhiêu và dễ gây lãng phí, đặc biệt khi các khoản chi phí ở công ty phát sinh hàng tháng là rất lớn.

Đồng thời, do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ quy trình công nghệ nên khi tiến hành tập hợp chi phí sản xuất, lên các bảng phân

quản lý khó nắm bắt thông tin một cách chi tiết, gây khó khăn cho quá trình ra quyết định.

* Thứ năm: Đối tượng tính giá thành của công ty là toàn bộ các đơn đặt hàng đã hoàn thành trong tháng. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng mỗi tháng thường rất nhiều. Việc tính giá thành cho toàn bộ các đơn đặt hàng không cho chúng ta thấy được đợt đặt hàng nào được sản xuất hợp lý, tiết kiệm, còn đơn đặt hàng nào gây lãng phí, kém hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng này là do giá thành của các đơn đặt hàng đã bù trừ cho nhau. Và như thế, vai trò to lớn của giá thành sản phẩm đã bị giảm đi rất nhiều. Với đối tượng tính giá thành như hiện nay, công ty chỉ có thể so sánh được hiệu quả của tổng các đơn đặt hàng, còn về chi tiết thì không thể theo dõi được, do đó làm hiẹu quả quản lý chi phí giá thành không được phát huy. Vì thế, công ty nên nghiên cứu áp dụng một phương pháp tính giá thành hợp lý hơn.

Trên đây là một số ý kiến của em về công tác tổ chức kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng ở Công ty In và Văn hóa phẩm. Dựa vào lý luận chung và tình hình thực tế ở công ty, cùng với việc phân tích, đánh giá những thành công cũng như những mặt cần hoàn thiện, em thấy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nên có những cải tiến để góp phần phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý, đưa công ty ngày càng trở nên lớn mạnh, phát triển.

Một phần của tài liệu "Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty In và Văn hoá phẩm " (Trang 45 - 48)