Kế toán tập hợp chi phí nhân côn g:

Một phần của tài liệu "Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty In và Văn hoá phẩm " (Trang 26 - 36)

Chi phí nhân công của Công ty được theo dõi trên TK 622 bao gồm tiền lương phải trả, các khoản phụ cấp, khoản trích theo lương : BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất. Ngoài ra tiền lương và các khoản trích của nhân viên phân xưởng do chiếm tỷ trọng nhỏ so với chi phí nhân công sản xuất nên được tập hợp đưa vào chi phí nhân công trực tiếp.

Hàng ngày, các phân xưởng, tổ sản xuất theo dõi tình hình sản xuất của công nhân trong tổ thông qua Bảng chấm công, Bảng kể khối lượng công việc của từng công nhân, hoặc từng nhóm công nhân ( đối với các bộ phận cần từ 2 công nhân trở lên để hoàn thành công việc như tổ máy in, tổ máy gấp, tổ máy vào bìa, tổ máy dao...). Cuối ngày Thống kê phân xưởng có nhiệm vụ kiểm tra đối chiếu khối lượng, côngviệc, khối lượng sản phẩm và ghi đơn giá cho từng công nhân để lập bảng tính lương sản phẩm cho từng tổ, từng bộ phận sản xuất.

Hàng tháng, Công ty thực hiện thanh toán lương cho công nhân viên theo hai đợt : Tạm ứng kỳ I vào ngày 20 và thanh toán phần còn lại vào ngày 5 tháng sau.

*

Hiện nay , để hạch toán chi phí về lao động tiền lương Công ty đã xây dựng định mức đơn giá tiền công cho từng khâu công việc. Bảng đơn giá tiền lương này được xây dựng dựa trên các đặc thù sản xuất của doanh nghiệp ( trình độ công nhân kỹ thuật, tình trạng máy móc thiết bị, điều kiện làm việc, mức độ ổn định...), có tính đến mặt bằng chung của công giá trong ngành In hiện nay. Mặt khác, đơn giá tiền lương phải thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất, bảo đảm sự công bằng trong dây chuyền sản xuất, phản ánh đúng giá trị sức lao động cho từng công việc. Đồng thời đơn giá phải nhằm gắn bó công nhân với công việc mình đảm nhiệm, gắn trách nhiệm với việc bảo vệ và phát huy công suất của máy móc thiết bị được giao sử dụng.

Đơn giá trong bảng định mức được áp dụng cho sản phẩm đạt loại A là những sản phẩm đạt định mức trong ca), sản phẩm đạt loại B (không đạt định mức nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng) thì được hưởng đơn giá bằng 50% đơn giá loại A.

Ngoài ra, do việc sản xuất của Công ty thường là theo hợp đồng, sản phẩm cần phải hoàn thành đúng thời hạn, nếu không sẽ không còn giá trị sử dụng, nên Công ty phải huy động công nhân làm thêm : Và thời gian làm thêm đó đơn giá sẽ được tăng gấp 2 lần. Vì vậy tiền lương làm thêm giờ của cnsx đã nằm trong tiền lương sản phẩm. Công nhân sản xuất vượt định mức cũng được hưởng đơn giá gấp hai lần đối với số lượng vượt định mức.

Do đặc thù của Công ty là vừa có bộ phận sản xuất độc lập vừa có bộ phận sản xuất theo nhóm lao động, nên hình thức trả lương sản phẩm có 2 dạng khác nhau

* Hình thức trả lương theo sản phẩm cá nhân : Được áp dụng đối với người lao

động trực tiếp sản xuất, quá trình lao động có tính chất độc lập, có định mức và nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt.

xưởng căn cứ vào các đơn giá trong bảng định mức đơn giá tiền lương để ghi vào cột '' đơn giá, cuối tháng tính lương sản phẩm phải trả

Tiền lương sản phẩm cá nhân = Σ Đgi x Sli

Với Đgi : Đơn giá tiền lương sản phẩm loại In mà công nhân sản xuất theo bảng định mức đơn giá.

Sli : Số lượng sản phẩm loại In hoàn thành.

Ví dụ : Công nhân Nguyễn Thị Ngọc ở tổ bó gói, phân xưởng sách có phiếu theo dõi năng xuất cá nhân tháng 2/2008 như sau : (xem biểu số 9)

Biểu số 9 PHIẾU THEO DÕI NĂNG SUẤT CÁ NHÂN

Tháng 2 năm 2008

Công nhân: Nguyễn Thị Ngọc Tổ: Bó gói Px: sách

Ngày Tên tài liệu Số

c/bó Số bó Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Ký xác nhận 1 Tự nhiên xã hội 4 - P1 55 86 270 23,220 2 Tiếng Việt 3 - T1 150 35 300 10,500 Mỹ thuật 4 105 9 300 2,700 Sức khoẻ 3 90 35 300 10,500 3 Luyện tập cảm thụ văn học 65 41 270 11,070 Giấy thi 2000 105 150 15,750 4 CN nghỉ

5 Tài liệu phổ biến phòng thi 300 8 250 2,000

Triết học - T1 40 36 230 8,280

DN trẻ Trung Quốc 20 25 230 5,750 Kính vạn hoa 40 54 190 10,260

…………. …… …… …….. ….

Tổng cộng 653,250

Sau đó, thống kê phân xưởng tổng hợp các phiếu theo dõi năng suất cá nhân để lập bảng tính lương sản phẩm cho từng tổ, từng bộ phận và chuyển lên phòng kế toán.

Ngoài ra, trong tháng nếu có ngày nghỉ lễ, tết hoặc ngày di họp, hội nghị, học tập..., thì người lao động được hưởng lương thời gian

Lương thời gian của CN SX =

Lương Cơ Bản 22 X

Số ngày nghỉ lễ, tết, học tập...(nếu có)

* Hình thức trả lương sản phẩm theo nhóm lao động : Được áp dụng ở các tổ

máy như tổ máy in, máy gấp, máy dao...

Đối với các bộ phận này, trong một ca làm việc, Công ty thường bố trí 2 lao động cùng làm việc (1 thợ chính và 1 thợ phụ). Do vậy sản phẩm làm ra là nhờ có sự đóng góp sức lao động của nhiều người.

Sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng được phản ánh vào sổ ghi hàng ngày của từng máy in. Số liệu trên sổ này kết hợp cùng các bảng biểu khác như bảng định mức đơn giá, bảng thống kê sản lượng in theo ngày ... để thống kê phân xưởng làm căn cứ tính lương cho từng nhóm lao động sau đó tính lương cho từng công nhân.

Cách tính lương sản phẩm theo nhóm gồm các bước : + Bước 1 : Tính lương sản phẩm của cả nhóm

Tiền lương của cả nhóm = Σ Đgi x Sli (Ln )

Với Đgi : Đơn giá tiền lương sản phẩm loại In mà nhóm cnsx được tính theo định mức đơn giá.

S li : Số lượng sản phẩm loại i hoàn thành.

+ Bước 2 : Tính hệ số phân bổ lương của từng người căn cứ vào trình độ tay nghề, cấp bậc thợ của công nhân.(Hi)

+ Bước 3 : Tính tiền lương cho từng người

Tiền lương sản phẩm từng người = Hi x Ln

VD : Trong tháng 2/2008 Công nhân Vũ Văn Thiện (thợ chính) và công nhân Nguyễn Xuân Trường (thợ phụ) cùng đứng máy in 8K2B (ca1). Hàng ngày sản lượng sản xuất của hai công nhân được theo dõi ở sổ ghi hàng ngày. Thống kê phân xưởng kiểm tra và ghi đơn gía sản phẩm. Cuối tháng tiến hành tính lương sản phẩm cho công nhân.(xem biểu số 10)

Biểu số 10 SỔ GHI HÀNG NGÀY MÁY IN 8K2B (CA 1)

Tháng 2 năm 2008

CN: Thiện + Trường PX In

Ngày Tên tài liệu Đơn giá SL Ngừng sx T.Tiền 1 R. Hỏi đáp về PC sốt rét 2.5 27.000 67.500

2 Kỷ niệm Chùa Hương 5.5 7.500 41.250

B. Báo GĐ Văn Hoá 5.5 10.000 55.000

3 Nhật ký lúc nửa đêm 6.5 17.820 115.830 4 Sách Kim đồng 9 16.480 148.320 5 R. Bốn kiểu nhà đặc biệt 4.5 6.000 27.000 DN trẻ TQ 7.5 1.500 11.250 R. Báo GDTĐ 3 13.000 39.000 ... ... ... ... ... Cộng 1.828.750

Như vậy tiền lương sản phẩm của hai công nhân tháng 2 là 1.828.750đ. Hệ số phân bổ lương là 0.6 : 0.4

Tiền lương của CN Thiện là: 1828750đ x 0.6 = 1.097.250đ Tiền lương của CN Thiện là: 1828750đ x 0.4 = 731.500đ

Sau đó thống kê phân xưởng lập bảng tính lương sản phẩm cho công nhân ở các máy in rồi chuyển lên cho phòng kế toán.

Ngoài tiền lương thời gian và lương sản phẩm công nhân sản xuất còn có thể được hưởng phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại.

Ví dụ : Tổ trưởng các tổ sản xuất được hưởng phụ cấp trách nhiệm là 18.000...

Công nhân làm việc trong môi trường sản xuất độc hại ( tổ máy in, tổ phơi bản...) được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm là 2.000đ tính cho 1 ngày công làm việc trong môi trường độc hại.

VD : Công nhân Vũ Văn Thiện phân xưởng in trong tháng 2 năm 2008 đi làm 26 ngày nên tiền phụ cấp độc hại công nhân Thiện được lĩnh là :

2000 x 26 = 52.000đ

* Cuối tháng : Căn cứ vào các bảng chấm công, bảng kê khối lượng sản phẩm, bảng tính lương.... của các bộ phận gửi lên, kế toán tiến hành kiểm tra và lập bảng thanh toán lương cho từng tổ, từng phân xưởng.

Tổng lương của = Lương sản + Lương thời + Phụ cấp trách nhiệm, từng CNSX phẩm gian độc hại ( nếu có ) Còn các khoản trích theo lương được Công ty thực hiện theo đúng chế độ.

Bảo hiểm xã hội và BHYT tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ 17% lương cơ bản,còn 6% trừ vào thu nhập của công nhân. Kinh phí Công đoàn tính vào chi phí theo tỷ lệ 2% tiền lương thực tế. (xem biểu số 11)

Biểu số 11

Đơn vị: Cty IVHP Bảng thanh toán lương Tháng 2 năm 2008

Địa chỉ: Phân xưởng in

Stt Họ và tên Lương Lương Phụ cấp Tổng cộng Tạm ứng 5% 1% 1% 1% Cộng các Còn được

SP TG BHXH BHYT Đoàn phí Đảng phí khoản KT lĩnh kỳ 2 1 Vũ Văn Thiện 1,097,250 52,000 1,149,250 600,000 18,690 3,748 3,748 26,186 523,064 2 Ng. Xuân Trường 731,500 52,000 783,500 350,000 14,175 2,835 2,835 24,423 409,077 3 Ng. Văn Hạnh 1,014,650 52,000 1,066,650 550,000 22,890 4,578 4,578 27,468 489,182 4 Ng. Hồng Quân 769,120 42,000 811,120 450,000 17,010 3,402 3,402 23,814 337,306 5 Ng. Huy Thông 564,500 46,000 610,500 300,000 14,175 2,835 17,010 293,490 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 109,976,483 2,436,000 112,412,483 43,860,000 1,048,215 209,643 146,762 62,881 1,467,501 67,084,982

* Tiền lương của bộ phận nhân viên phân xưởng :

Bộ phận nhân viên phân xưởng của Công ty là phân xưởng hưởng lương thời gian bao gồm 6 người trong đó có các Quản đốc, thống kê phân xưởng và (Chi phí về tiền lương của bộ phận này cũng được tập hợp theo dõi trên TK 622).

Thời gian làm việc của từng người được xác định theo bảng chấm công và nó là cơ sở để tính lương thời gian cho từng cá nhân.

Tiền lương thời gian = Lương cấp bậc tháng x Số ngày làm việc của nhân phân xưởng 22 trong tháng

Ngoài ra, công thức trên còn được nhân thêm với một hệ số gọi là hệ số tăng thu nhập. Hệ số này do Giám đốc Công ty quyết định tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ nhằm khuyến khích người lao động làm việc tích cực, có hiệu quả.

Như vậy tiền lương của nhân viên phân xưởng được lĩnh 1 tháng là : Tiền lương nhân

viên phân xưởng =

Tiền lương thời gian x

Hệ số tăng thu nhập +

Tiền lương ngày nghỉ lễ, tết, học tập(nếu có)

Các khoản trích theo lương như BHXH .BHYT,CPCĐ được thực hiện đúng chế độ.

* Tập hợp chi phí nhân công sản xuất :

Trên cơ sở bảng thanh toán lương của các bộ phận, kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty , làm cơ sở để lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm.

* Tiền lương nghỉ phép :

Công ty công ty In và Văn hoá phẩm thực hiện đúng quy định của Bộ luật lao động về chế độ nghỉ phép. Mỗi năm, CBCNV làm đủ 11 tháng thì được nghỉ phép 12 ngày và cứ 5 năm công tác liên tục thì được nghỉ thêm 1 ngày. Thời gian CBCNV nghỉ phép được hưởng nguyên lương cơ bản - Tuy nhiên, Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nên trong thực tế, khi phát sinh tiền lương nghỉ phép của công nhân thì được hạch toán vào chi phí nhân công (Nợ TK 622).

Cuối tháng, kế toán lập bảng kê thanh toán tiền phép toàn Công ty sau đó kết hợp cùng bảng tổng hợp thanh toán lương để lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm (xem Biểu 12)

Biểu số 12

Đơn vị: Cty IVHP Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

Tháng 2 năm 2008

Ghi CóTK TK 334 TK 338

Stt Đ. t s.dụng Lương Các khoản Cộng Có KPCĐ BHXH BHYT Cộng Tổng Cộng

(Ghi Nợ TK) Cơ bản khác TK 334 ( TK 3382) (TK 3383) (TK 3384) I TK 622 - Cp nhân công 85,426,200 147,951,320 233,377,520 4,667,550 12,813,930 1,708,524 19,190,004 252,567,524 II TK 627 - CP sx chung - III TK 641 - Cp bán hàng - IV TK 642 - CP QLDN 25,405,200 37,884,591 63,289,791 1,265,796 3,810,780 508,104 5,584,680 68,874,471 Cộng 110,831,400 185,835,911 296,667,311 5,933,346 16,624,710 2,216,628 24,774,684 321,441,995

Trong bảng phân bổ, chi phí NVPX được hạch toán vào TK 622, còn CPNV bán hàng được hạch toán vào TK 642 do chúng chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ, không đáng kể.

Cột '' Cộng Có TK 334'' được tổng hợp từ Bảng tổng hợp thanh toán lương và Bảng thanh toán tiền phép.

Chênh lệch giữa cột '' Cộng có TK 334 '' và lương cơ bản'' được ghi vào cột '' Các khoản khác ''

Một phần của tài liệu "Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty In và Văn hoá phẩm " (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w