Kế toán tập hợp hi phí sản xuất hung:

Một phần của tài liệu "Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty In và Văn hoá phẩm " (Trang 36 - 39)

Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng. ở công ty In và Văn hoá phẩm, chi phí sản xuất chung gồm có : Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền, ngoài ra còn hạch toán vào chi phí sản xuất chung chi phí trả trước, chi phí phải trả.

* Chi phí khấu hao TSCĐ:

Tài sản cố định của Công ty gồm có : Nhà cửa, vật kiến trúc ( gồm nhà xưởng sản xuất và nhà làm việc ), máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý.

Hàng tháng kế toán sử dụng phương pháp khấu hao bình quân để tính số khấu hao trích trong tháng của từng loại TSCĐ sau đó lập bảng phân bổ số 3. (xem biểu số 13)

Biểu số 13

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 2/2008

Stt Tỷ lệ Nơi sd

Chỉ tiêu KH Toàn DN TK 627

(%) Nguyên giá Khấu hao Cp sx chung

I Số KH đã trích tháng trước 20,871,117,550

II Số KH tăng tháng này

III Số KH giảm tháng này

IV Số KH trích tháng này 23,579,324,202 221,339,428 210,175,111

Nhà cửa, vật kiến trúc 7,263,772,743 63,997,729 56,921,948 Máy móc, thiết bị 15,155,876,971 145,579,189 145,579,189 P.tiện vận tải truyền dẫn 831,015,200 7,673,974 7,673,974

* Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài : bao gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài

phụ vụ cho sản xuất kinh doanh của phân xưởng như sửa chữa TSCĐ, chi phí điện, nước, điện thoại...

Ví dụ : Chi phí năng lượng sử dụng cho sản xuất cuả Công ty chủ yếu là chi phí về điện , bao gồm điện cho phân xưởng chế bản ( vi tính ...), chạy máy in, máy dao, máy gấp, máy khâu chỉ ... do Công ty Điện lực Hà Nội cung cấp. Chi phí về điện năng thường là lớn nên Công ty thực hiện thanh toán qua Ngân Hàng.

Ví dụ : Tiền điện sản xuất tháng 2/2008 là 31 059 800 Thuế GTGT 10% 3 105 980

Khi nhận được giấy báo nộp tiền của Điện Lực Hà Nội, Kế toán Công ty lập Uỷ Nhiệm Chi yêu cầu Ngân Hàng thanh toán cho điện lực Hà Nội số tiền trên. Sau khai có giấy báo Nợ của NH, kế toán ghi vào NKCT 2

Nợ TK 627 31 059 800 Nợ TK 133 3 105 980

Có TK 112 34.165 780

Đối với các khoản chi phí bằng tiền mặt như tiền sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất... thì kế toán căn cứ vào hoá đơn để ghi vào Sổ Quỹ tiền mặt, sau đó vào NKCT 1

VD : Nợ TK 627: 1.500.500 Nợ TK 133: 150.050

Có TK 111: 1.650.550

Cuối tháng, kế toán khóa sổ NKCT 1, NKCT2, xác định tổng cộng Nợ TK 627 đối ứng với có TK 111; có TK 112 để lấy số liệu lập Bảng kê 4, rồi sau đó lên NKCT 7.

Đối với các công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng có giá trị lớn hơn 1 triệu đồng và phát huy tác dụng trong nhiều kỳ thì chi phí này được phân bổ làm 2 lần, mỗi tháng phân bổ 50%.

VD : Trong tháng 2/2008, Công ty xuất CCDC loại phân bổ 2 lần dùng cho PXSX là : 77.483.428đ

KT ghi Nợ TK 142 : 77.483.429 Có TK 153 77.483.429 Đồng thời tính CCDC phân bổ cho tháng 2/2008 là :

+ Chi phí phân bổ lần 1 của CCDC xuất dùng tháng 2/2008 77.484.429 x 50% = 38.741.714

+ Chi phí phân bổ lần 2 của CCDC xuất dùng tháng 1/2008 39.925.502 x 50% = 19.962.751

- Chi phí CCDC phân bổ cho tháng 2 là : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38.741.714 + 19 .962 .751 = 58 .704. 465Kế toán ghi : Nợ TK 627 58.704.465 Kế toán ghi : Nợ TK 627 58.704.465

Có TK 142 58.704.465

Do các nghiệp vụ về chi phí trả trước (TK 142(1)) và chi phí phải trả (TK335) ít phát sinh nên Công ty không lập Bảng kê 6

Một phần của tài liệu "Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty In và Văn hoá phẩm " (Trang 36 - 39)