Đặc ựiểm sinh trưởng và phát triển của lợn ở giai ựoạn trong thai và giai ựoạn bú sữa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA CÁC TỔ HỢP LAI GIỮA LỢN NÁI F1(LANDRACE x YORKSHIRE) PHỐI VỚI LỢN ĐỰC DUROC VÀ PIDU TẠI HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÒA MỸ - ỨNG HÒA – HÀ NỘI (Trang 26 - 31)

giai ựoạn bú sữa

2.2.2.1 đặc ựiểm sinh trưởng và phát triển của lợn ở giai ựoạn trong thai

Quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn giai ựoạn trong thai chắnh là giai ựoạn sinh truởng, phát triển của bào thai (thường kéo dài trung bình 114 ngày) và người ta thường chia quá trình sinh trưởng và phát triển này thành 3 thời kỳ:

* Thời kỳ phôi thai

Thời kỳ phôi thai từ 1 ựến 22 ngày là thời kỳ phát dục mạnh.

Quá trình này diễn ra như sau: khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phắa trên ống dẫn trứng thì tinh trùng sẽ tiết ra men hyalurolidaza ựể phá vỡ màng phóng xạ (men này không ựặc trưng cho loài nên ta có thể kết hợp tinh trùng của nhiều loài ựộng vật). Sau ựó, tinh trùng tiết ra men zonalizin ựể phá vỡ màng trong suốt, cuối cùng tinh trùng tiết ra men muraminidaza phá vỡ màng noãn hoàng ựể ựi vào tế bào trứng. Khi tinh trùng kết hợp ựược với nhân của tế bào trứng sẽ tạo thành hợp tử, và sau 20 giờ thụ tinh hợp tử bắt ựầu phân chia, lúc ựầu phân chia thành 2 tế bào phôi, ựến 48 giờ phân chia thành 8 tế bào phôi lúc này hợp tử bắt ựầu chuyển dần về 2 bên sừng tử cung và làm tổ ở ựó. Lúc này, hợp tử lấy chất dinh dưỡng từ tế bào trứng và tinh trùng.

Mầm thai ựược hình thành sau khi thụ tinh 3-4 ngày, lúc ựầu nó lấy chất dinh dưỡng từ noãn hoàng và tinh trùng, sau khi hình thành màng thì mầm thai lấy chất dinh dưỡng qua màng bằng phương pháp thẩm thấu. Màng ối ựược hình thành sau khi thụ tinh 7 - 8 ngày, là màng trong cùng và bao bọc lấy bào thai. Nó chứa dịch ối giúp cho thai không va chạm vào cơ quan của mẹ và giúp thai nằm thoải mái. Màng ối còn chứa hợp chất dinh dưỡng ựể nuôi thai như protein, ựường, muối. Màng ựệm ựược hình thành sau 10 ngày là màng ngoài cùng tiếp giáp niêm mạc tử cung của lợn mẹ, trên màng ựệm có nhiều lông nhung có tác dụng hút chất dinh dưỡng từ mẹ truyền cho phôi thai.

Màng niệu hình thành sau 12 ngày là màng ở giữa chứa dịch niệu, kắch tố nhau thai, nước tiểu của phôi thai.

Thời kỳ này còn hình thành thêm một số cơ quan ở phôi như ựầu, hố mắt, tim, gan... nhưng chưa hoàn chỉnh.

Cuối thời kỳ này khối lượng của phôi thai ựạt 1- 2 gam. Thời kỳ này ảnh hưởng ựến số lượng phôi, số lợn con ựẻ ra/ lứa. Vì vậy, cần chăm sóc lợn mẹ cẩn thận tránh những tác ựộng mạnh không tốt lên cơ thể mẹ.

* Thời kỳ tiền thai

Thời kỳ này kéo dài từ ngày thứ 23 ựến ngày thứ 39 sau khi phối giống có chửa. Thời kỳ này bắt ựầu hình thành nhau thai do ựó, sự kết hợp giữa mẹ và con chặt chẽ hơn, phôi phát triển mạnh nhất ựể hình thành các cơ quan và các bộ phận mới khác, ựến cuối thời kỳ này thai ựã tương ựối phát dục xong, trọng lượng tăng nhanh ựến ngày thứ 30 phôi ựạt 3 gam/ thai, ngày thứ 39 ựạt 6 - 7 gam/ thai. Chất dinh dưỡng chủ yếu ựược lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai

* Thời kỳ bào thai

Thời kỳ bào thai diễn ra từ ngày thứ 40 sau khi phối giống có chửa cho ựến khi ựẻ.

Trong thời kỳ này sự trao ựổi chất của thai diễn ra rất mãnh liệt ựể hình thành nốt những bộ phận còn lại như da, lông, răng và bắt ựầu hình thành ựầy ựủ ựặc ựiểm giống.

Bào thai phát triển rất nhanh nhất là từ ngày thứ 90 trở ựi, ựến cuối thời kỳ này trọng lượng bào thai tăng gấp 600 ựến 1300 lần cụ thể ựối với lợn ngoại cuối thời kỳ này mỗi thai nặng 1200 -1300 gam, lợn Móng Cái là 500 gam. Khối lượng bào thai to hay bé phụ thuộc vào giai ựoạn này vì vậy nuôi dưỡng lợn nái có chửa ở thời kỳ cuối là rất quan trọng, nó quyết ựịnh khối lượng sơ sinh. Thực tế trong sản xuất ựể thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng người ta chia thời gian có chửa của lợn làm 2 thời kỳ:

- Chửa kỳ I : Từ khi thụ thai ựến ngày thứ 84 - Chửa kỳ II: Từ ngày thứ 85 ựến khi ựẻ

2.2.2.2 đặc ựiểm sinh trưởng và phát triển của lợn con ở giai ựoạn bú sữa * đặc ựiểm về sinh trưởng phát dục của lợn con

Lợn ở giai ựoạn này có tốc ựộ sinh trưởng phát dục nhanh, khi theo dõi tốc ựộ tăng trọng của lợn con thấy rằng: khối lượng lợn con 10 ngày tuổi gấp 2 lần lúc sơ sinh, giai ựoạn 21 ngày tuổi gấp 4 lần, giai ựoạn 30 ngày tuổi gấp 5 - 6 lần, giai ựoạn 40 ngày tuổi gấp 7 - 8 lần, giai ựoạn 50 ngày tuổi gấp 10 lần và giai ựoạn 60 ngày tuổi gấp 12 lần so với khối lượng lúc sơ sinh.

Lợn con bú sữa có tốc ựộ sinh trưởng và phát dục nhanh nhưng không ựều ở các giai ựoạn, tốc ựộ nhanh nhất là 21 ngày ựầu, sau 21 ngày tốc ựộ bắt ựầu giảm xuống. Sở dĩ có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ tiết ra bắt ựầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu lợn con bị giảm. Thời gian bị giảm tốc ựộ phát triển thường kéo dài 2 tuần gọi là giai ựoạn khủng hoảng của lợn con. Chúng ta có thể hạn chế giai ựoạn này bằng cách cho lợn con ăn sớm ựể bổ sung thức ăn cho chúng

* đặc ựiểm phát triển cơ quan tiêu hoá của lợn con

Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn thiện, sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng nhanh về dung tắch dạ dày, ruột non, ruột già.

Dung tắch dạ dày ở lợn con lúc 10, 20, 60 ngày tuổi gấp 3, 8, 60 lần lúc sơ sinh (dung tắch dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,031 m3).

Dung tắch ruột non của lợn con lúc 10, 20, 60 ngày tuổi gấp 3, 6, 50 lần lúc sơ sinh (dung tắch ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11m3).

Dung tắch ruột già của lợn con lúc sơ sinh khoảng 0,041 m3; dung tắch này cũng tăng nhanh qua các giai ựoạn; giai ựoạn 10, 20, 60 ngày tuổi gấp 1, 5, 2, 5, 50 lần lúc sơ sinh.

Cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa hoàn thiện do một số men tiêu hoá chưa có hoạt tắnh mạnh nhất là ở 3 tuần tuổi ựầu, chẳng hạn như men pepsin là men có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn là men chủ yếu của dịch vị

trong dạ dày, ở 3 tuần tuổi ựầu men pepsin trong dạ dày lợn con vẫn ở dạng tự do là pepsinogen vì trong dịch vị chưa có HCl tự do ựể hoạt hoá, do ựó men này chưa có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn, sau 3 tuần tuổi trong dịch vị lợn con mới có HCl tự do và men pepsinogen mới ựược hoạt hoá thành men pepsin lúc này men mới có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn. Do thiếu HCl ở dạng tự do nên lợn con ở 3 tuần tuổi ựầu rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào ựường tiêu hoá, chúng ta có thể hạn chế hiện tượng này bằng cách tập cho lợn con ăn sớm vì thức ăn bổ sung này tác ựộng vào thành mao mạch dạ dày, kắch thắch tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl ở dạng tự do. Nếu tập cho lợn con ăn sớm từ 7- 10 ngày tuổi thì HCl ở dạng tự do có thể ựiều tiết ra từ 14 ngày tuổi.

Men amilaza và maltaza: ựây là men có khả năng tiêu hoá tinh bột của thức ăn, hai men này có trong nước bọt và trong dịch tụy từ khi lợn con mới ựẻ ra nhưng dưới 3 tuần tuổi hoạt tắnh của nó còn thấp nên chỉ tiêu hoá ựược khoảng 50% lượng tinh bột ăn vào. đối với tinh bột sống lợn con tiêu hoá càng kém nên các loại thức ăn cho lợn con nên nấu chắn hoặc rang chắn. Sau 3 tuần tuổi men amilaza và maltaza mới có hoạt tắnh mạnh nên khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con lúc này mới tốt hơn.

Men saccaraza: ựây là men có khả năng phân giải ựường saccaroza của thức ăn:

Men amilaza và saccaraza ựược tiết ra ở ruột non. Lợn con ở 2 tuần tuổi men này có hoạt tắnh thấp nếu cho ăn ựường saccaroza thì lợn con dễ bị ựi ỉa chảy.

Như vậy, lợn con ở 3 tuần tuổi ựầu chỉ tiêu hoá tốt các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ nhờ một số men tiêu hoá có hoạt tắnh mạnh như men trypsin, catepsin, lactoza, lipaza và men kimozin, nhưng khả năng tiêu hoá thức ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Glucoza Fuctoza

còn kém. Vì vậy, trong khâu nuôi dưỡng chúng ta cần chú ý chế biến thức ăn tốt ựể nâng cao khả năng tiêu hoá của lợn con.

* đặc ựiểm khả năng ựiều tiết nhiệt

Cơ năng ựiều tiết nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt của lợn con chưa ổn ựịnh, nghĩa là sự sinh nhiệt và toả nhiệt chưa ựược cân bằng nhất là lợn con dưới 3 tuần tuổi nguyên nhân là do:

Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glycozen dự trữ trong cơ thể lợn con thấp, trên thân lợn con lông còn thưa nên khả năng cung cấp năng lượng ựể chống rét bị hạn chế và khả năng giữ nhiệt kém.

- Hệ thần kinh ựiều chỉnh cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh, trung khu ựiều tiết nhiệt nằm trên vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả hai giai ựoạn trong và ngoài thai.

- Diện tắch bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng chênh lệch khá cao nên lợn con bị mất nhiệt nhiều khi trời lạnh.

Ở giai ựoạn này lợn con duy trì ựược thân nhiệt chủ yếu là nhờ nước trong cơ thể và nhờ hoạt ựộng rất mạnh của hệ tuần hoàn do cơ thể lợn con có hàm lượng nước rất cao, lúc sơ sinh hàm lượng nước trong cơ thể lợn con chiếm tới 81 - 85%, ở giai ựoạn 3 - 4 tuần tuổi chiếm 75 - 78%. Nhịp tim của lợn con thì nhanh hơn rất nhiều so với lợn nái trưởng thành, ở giai ựoạn ựầu lúc mới ựẻ nhịp ựập của tim lên tới 200 lần/ phút (lợn trưởng thành từ 80 - 90 lần/ phút). Lượng máu ựến các cơ quan cũng rất lớn ựạt tới 50 ml máu trong 1 phút/ kg khối lượng cơ thể (ở lợn trưởng thành là 30 - 40 ml/ phút/ kg).

Nói chung, khả năng ựiều tiết nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi còn kém, nhất là trong tuần ựầu mới ựẻ cho nên nếu nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt ựộ thấp, ẩm ựộ cao thì thân nhiệt của lợn con hạ xuống rất nhanh. Newland (1975) cho biết nếu nhiệt ựộ chuồng nuôi là 180C thì thân nhiệt lợn con giảm xuống 20C so với thân nhiệt ban ựầu, nếu nhiệt ựộ chuồng nuôi giảm xuống 00C thì thân nhiệt lợn con giảm xuống 40C. Mức ựộ hạ

thân nhiệt của lợn con nhiều hay ắt, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt ựộ chuồng nuôi và tuổi của lợn con. Nhiệt ựộ chuồng nuôi càng thấp thì thân nhiệt của lợn con hạ càng nhanh, tuổi của lợn con càng ắt thân nhiệt hạ càng nhiều.

Trên cơ thể lợn con phần thân có nhiệt ựộ cao hơn phần chân và phần tai. Ở phần thân thì nhiệt ựộ phần bụng là cao nhất nên khi bị lạnh phần bụng sẽ bị mất nhiều nhiệt nhất. Sau 3 tuần tuổi cơ năng ựiều tiết nhiệt của lợn con mới tương ựối hoàn chỉnh và thân nhiệt của lợn con ựược ổn ựịnh hơn (39 - 39,50C).

* đặc ựiểm về khả năng miễn dịch

Ở 3 tuần tuổi ựầu khả năng miễn dịch của lợn con hoàn toàn thụ ựộng, phụ thuộc vào lượng kháng thể ựược hấp thu từ sữa mẹ, vì lợn con ựẻ ra trong máu hầu như không có kháng thể. Lượng kháng thể tăng lên rất nhanh sau khi lợn con ựược bú sữa ựầu sớm, lượng kháng thể ựạt 20,3 mg/ 100 ml máu ở 24 giờ ựầu, ựến 3 tuần tuổi ựạt 24 mg/ 100 ml máu.

Trong sữa ựầu của lợn nái hàm lượng protein chiếm tới 18 - 19% trong ựó lượng γ - globulin chiếm số lượng khá cao từ 34 - 35 %. γ - globulin có tác dụng tạo sức ựề kháng cho nên sữa ban ựầu có vai trò quan trọng ựối với khả năng miễn dịch của lợn con.

Nếu lợn con không ựược bú sữa ựầu thì sau 3 tuần tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do ựó, những lợn con không ựược bú sữa ựầu thì sức ựề kháng rất kém, còi cọc chậm lớn, tỷ lệ chết cao.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA CÁC TỔ HỢP LAI GIỮA LỢN NÁI F1(LANDRACE x YORKSHIRE) PHỐI VỚI LỢN ĐỰC DUROC VÀ PIDU TẠI HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÒA MỸ - ỨNG HÒA – HÀ NỘI (Trang 26 - 31)