Cách thức thực hiện hợp đồng kinh tế

Một phần của tài liệu Thực hiện hợp đồng kinh tế – thực trạng và kiến nghị (Trang 27 - 32)

A. Đối với hợp đồng kinh tế có hiệu lực pháp luật

Pháp luật hiện hành quy định các cách thức thực hiện nh sau:

1) Thực hiện đúng các điều khoản về số l ợng

Điều khoản về số lợng là một trong những điều khoản chủ yếu trong nội dung HĐKT. Thực hiện đúng điều khoản về số lợng tức là giao đầy đủ số l- ợng, trọng lợng hàng hoá và khối lợng công việc nh đã thoả thuận trong HĐKT. Trong khi giao nhận các bên phải tiến hành kiểm tra số lợng, trọng l- ợng hàng hoá, công việc bằng phơng pháp nhất định có thể là cân đong đo đếm ... chính xác và khi giao nhận phải lập biên bản giao hàng để xác định trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trong qúa trình kiểm tra khi giao nhận, nếu các bên phát hiện ra sự thiếu hụt hàng hoá thì phải tìm nguyên nhân của sự thiếu hụt để quy trách nhiệm vật chất. Sản phẩm giao đúng số lợng thì bên nhận sẽ nhận theo số lợng thực. Trờng hợp giao hàng không đúng số lợng tức là giao thiếu hoặc giao thừa thì sẽ giải quyết nh sau:

-Nếu bên giao, giao hàng thừa thì bên nhận có quyền nhận đủ và trả lại số thừa hoặc nhận cả số thừa. Trong cả hai trờng hợp này đều không phát sinh trách nhiệm tài sản.

-Nếu bên giao, giao thiếu thì bên nhận chỉ nhận số thực giao (đã hoàn thành) và yêu cầu số sản phẩm còn thiếu bên giao sẽ phải giao tiếp sau đó .

Đối với sản phẩm không hoàn thành đồng bộ thì bên nhận chỉ nhận số thực giao và yêu cầu làm tiếp đồng thời phạt hợp đồng và đòi bồi thờng thiệt hại.

Đối với sản phẩm thiếu không đồng bộ thì bên nhận có quyền từ chối nhận sản phẩm hàng hoá công việc và lựa chọn một trong hai cách xử lý sau:

+) Yêu cầu bên giao phải hoàn thành đồng bộ sản phẩm, hàng hoá, công việc rồi mới nhận. Nếu phải chờ hoàn thành đồng bộ mà hợp đồng không đợc thực hiện đúng thời hạn thì bên giao phải chịu phạt vi phạm hợp đồng vì không

hoàn thành đồng bộ và bồi thờng thiệt hại giống nh trờng hợp vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng.

+) Hoặc nhận sản phẩm hàng hoá cha hoàn thành đồng bộ với điều kiện bên vi phạm hợp đồng chịu phạt vi phạm hợp đồng vì không hoàn thành đồng bộ và buộc bên giao phải trả các chi phí cần thiết cho việc hoàn thành đồng bộ. Các trờng hợp giao hàng thiếu đều bị coi là vi phạm hợp đồng kinh tế ở điều khoản số lợng và phải chịu trách nhiệm tài sản theo quy định của pháp luật hợp đồng kinh tế.

2. Thực hiện đúng điều khoản về chất l ợng hàng hoá hoặc công việc

Điều khoản chất lợng cũng là một điều khoản chủ yếu của HĐKT. Điều khoản này đợc thoả thuận dựa trên các quy định về chất lợng tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nớc hoặc tiêu chuẩn chất lợng sản phẩm của các đơn vị đã đăng ký tại cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền về tiêu chuẩn đo lờng chất lợng. Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng chất lợng hàng hoá công việc nh đã thoả thuận.

Giao hàng đúng đúng chất lợng nghĩa là hàng đợc giao phải đảm bảo khả năng sử dụng (theo tiêu chuẩn chất lợng) đảm bảo đúng phẩm chất, bao bì, đóng gói, quy cách chủng loại của sản phẩm, của Nhà nớc, của ngành của đơn vị cơ sở hoặc theo sự thoả thuận của các bên.

Khi giao nhận các bên phải tiến hành kiểm tra chất lợng sản phẩm, hàng hoá, công việc. Trong trờng hợp vi phạm điều khoản này bên nhận hàng có quyền:

-Hoặc không nhận sản phẩm, hàng hoá công việc không đúng chất lợng thoả thuận, phạt vi phạm và đòi bồi thờng thiệt hại.

-Hoặc nhận sản phẩm hàng hoá với điều kiện bên vi phạm phải chịu phạt về vi phạm chất lợng hoặc phải giảm giá.

-Yêu cầu sửa chữa sai sót về chất lợng trớc khi nhận và phạt hợp đồng về giao quá hạn.

-Đối với hàng đợc bảo hành thì trong thời hạn bảo hành bên nhận hàng hoá có phát hiện các sai sót về chất lợng thì phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia biết để cùng nhau xác minh. Việc xác minh sai sót phải đợc tiến hành trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đợc thông báo. Nếu bên thông báo không trả lời thì coi nh có sai sót và bên có sai sót phải sửa chữa sai sót bằng cách giảm giá hoặc đổi lấy sản phẩm hàng hoá khác .

3. Thực hiện đúng điều khoản về thời gian giao nhận hàng hoá - công việc

Giao nhận hàng hóa hoặc công việc đúng thời gian là yếu tố quan trọng giúp các bên thực hiện đúng tiến độ kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Thời gian giao nhận hàng hoá có thể là thời hạn và thời điểm mà trong khoảng thời gian đó, hàng hoá hoặc công việc phải đợc bàn giao, còn thời điểm là thời gian cụ thể mà công việc giao nhận đợc thực hiện.

Khi có sự vi phạm điều khoản về thời gian thực hiện hợp đồng thì sẽ giải quyết nh sau:

-Trong trờng hợp giao chậm bên bị vi phạm hợp đồng có quyền hoặc không nhận sản phẩm hàng hoá công việc hoàn thành chậm, phạt vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng và bồi thờng thiệt hại.

-Trờng hợp hoàn thành trớc thời hạn, nếu trong hợp đồng không quy định bên nhận phải tiếp nhận trớc thời hạn thì bên nhận có quyền cha tiếp nhận hoặc tiếp nhận với điều kiện bên giao phải chịu mọi phí tổn bảo quản trong thời gian cha đến thời điểm giao nhận quy định.

-Trờng hợp bên giao thực hiện đúng thời hạn nh đã thoả thuận ghi trong văn bản hợp đồng, bên nhận có nghĩa vụ tiếp nhận. Nếu không tiếp nhận sản phẩm hàng hoá công việc đã hoàn thành đúng chất lợng và thời hạn theo hợp đồng thì coi nh đã vi phạm điều khoản về thời gian giao nhận. Khi đó bên giao hàng có quyền:

+) Buộc bên nhận chịu phạt vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm hàng hoá công việc đã hoàn thành đúng theo hợp đồng.

+) Đòi bên nhận phải trả các chi phí chuyên chở, bảo quản và thiệt hại khác do vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận.

+) Yêu cầu toà án hoặc tổ chức trọng tài giải quyết để tránh các thiệt hại khác do vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận.

4. Thực hiện đúng điều khoản về địa điểm, ph ơng thức giao hàng hoá

dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa điểm giao nhận hàng hoá hoặc dịch vụ là nơi mà bên giao hàng thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình cho bên đặt hàng. Phơng thức giao nhận là cách thức mà các bên tiến hành giao nhận hàng hoá. Địa điểm phơng thức giao

nhận có thể do hai bên thoả thuận phù hợp với điều kiện thực tế thuận tiện và có lợi cho các bên.

Trong trờng hợp các bên không thoả thuận thì địa điểm và phơng thức giao nhận phải theo các quy định của pháp luật đối với từng loại HĐKT. Nếu trong HĐKT không có sự thoả thuận của các bên và không có quy định của pháp luật đối với loại HĐKT đó thì địa điểm giao nhận là kho chính của bên giao hàng - bên bán hàng và giao trên phơng tiện vận chuyển của bên đặt hàng - bên mua hàng.

Các bên phải giao nhận hàng hoá dịch vụ đúng địa điểm dù địa điểm đó do hai bên thoả thuận hay do pháp luật định trớc. Nếu giao không đúng địa điểm thì bên vi phạm phải chịu những hình thức trách nhiệm tài sản theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện đúng điều khoản giá cả thanh toán

Các bên có quyền thoả thuận về giá cả của hàng hoá hoặc dịch vụ và ghi cụ thể vào HĐKT, thoả thuận về nguyên tắc thủ tục thực hiện việc thay đổi giá khi có sự biến động giá cả của thị trờng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế.

Đối với sản phẩm hàng hoá do cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền đã quy định giá cả, thoả thuận trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với những quy định đó, không bên nào có quyền gò ép giá hoặc nâng giá quá mức quy định.

Thanh toán theo hợp đồng là khâu cuối cùng kết thúc quá trình thực hiện HĐKT. Nghĩa vụ trả tiềnđợc thực hiện theo phơng thức và thời hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu trong HĐKT không ghi thời hạn trả tiền thì thời hạn trả tiền đó là 15 ngày kể từ ngày nhận đợc hoá đơn đòi tiền (chỉ đợc lập hoá đơn, giấy đòi tiền phù hợp với việc thực hiện từng phần hay toàn bộ HĐKT). Nghĩa vụ trả tiền đợc coi là hoàn thành từ khi chuyển đủ số tiền của mình trên tài khoản tại Ngân hàng cho bên đòi hoặc khi bên đòi trực tiếp nhận đợc số tiền mặt theo hoá đơn.

Ngoài ra, nghĩa vụ thanh toán cũng đợc coi là hoàn thành nếu bên trả tiền đề nghị và đợc bên đòi tiền chấp thuận trả bằng hiện vật hoặc tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh có giá trị tơng đơng với số tiền phải trả và việc trả hiện vật hoặc các tài sản đó đã thực hiện xong.

Bên vi phạm có nghĩa vụ thanh toán số tiền bị phạt do vi phạm HĐKT. Mức phạt có thể bằng mức lãi xuất tín dụng quá hạn theo quy định của pháp

luật và phải chịu bồi thờng thiệt hại cho bên kia, số lãi mà họ phải trả cho ngân hàng trên số tiền cha đợc thanh toán. Trong trờng hợp này số tiền phạt đ- ợc tính căn cứ vào mức lãi suất tín dụng quá hạn nhận tơng ứng thời gian chậm thanh toán không giới hạn mức tối đa.

6. Những điều khoản khác (thông th ờng, tuỳ nghi)

Nếu các bên có thoả thuận thì khi thực hiện phải thực hiện theo đúng thoả thuận của các bên.

B. Đối với hợp đồng kinh tế vô hiệu

Một hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu dù là từng phần hay toàn bộ thì việc thực hiện HĐKT vô hiệu bị coi là hành vi trái pháp luật và bị pháp luật nghiêm cấm. Tuy nhiên, trong thực tế ngay cả khi HĐKT vô hiệu các bên vẫn thực hiện HĐKT đó hoặc vì không ý thức đợc hoặc vì bị lừa dối, nhầm lẫn hay vì các nguyên nhân khác. Vì vậy muốn huỷ bỏ HĐKT đó cần phải có sự can thiệp của toà án thông qua việc tuyên bố vô hiệu. Không phải lúc nào HĐKT có sự vi phạm pháp luật cũng bị toà án tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng. Tuỳ từng mức độ vi phạm, toà án quyết định huỷ bỏ hay sửa đổi một phần hợp đồng vi phạm pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Cụ thể pháp luật quy định nh sau:

1. Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ

-Nếu nội dung công việc cha thực hiện thì các bên không đợc thực hiện. -Nếu nội dung công việc đã đợc thực hiện một phần thì các bên phải chấm dứt thực hiện và xử lý tài sản đối với phần đã thực hiện.

-Nếu các bên đã thực hiện xong sẽ bị xử lý tài sản trong hai trờng hợp: +) Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận đợc từ việc thực hiện hợp đồng (nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật).

+) Trờng hợp không hoàn trả bằng hiện vật đợc thì phải trả bằng tiền nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách Nhà nớc, thiệt hại phát sinh các bên phải gánh chịu.

Ngoài ra, ngời ký kết HĐKT vô hiệu toàn bộ cố ý thực hiện HĐKT đó tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2) Đối với HĐKT vô hiệu từng phần

Các phần khác không vô hiệu thì vẫn có hiệu lực pháp luật và có giá trị thực hiện, còn đối với các điều khoản vô hiệu các bên phải sửa đổi diều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyển và lợi ích ban đầu đồng thời có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật đối vói phần bị vô hiệu đó.

Nguyên tắc xử lý HĐKT vô hiệu từng phần đợc áp dụng giống nh nguyên tắc xử lý HĐKT vô hiệu toàn bộ.

Một phần của tài liệu Thực hiện hợp đồng kinh tế – thực trạng và kiến nghị (Trang 27 - 32)