Những tồn tại trong quan hệ tíndụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo&PTNT Hà nội.

Một phần của tài liệu tín dụng ngân hàng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (Trang 59 - 63)

- KTQD + ngắn hạn

3.2.2. Những tồn tại trong quan hệ tíndụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo&PTNT Hà nội.

doanh tại NHNo&PTNT Hà nội.

Qua tìm hiểu tình hình hoạt động ở NHNo&PTNT Hà nội trong thời gian qua có thể nhận thấy bên cạnh những kết quả đáng mừng mà ngân hàng đã đạt đợc vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quan hệ của ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

- Doanh số cho vay, thu nợ, d nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tăng lên qua các năm nhng vẫn còn rất thấp so với tỷ trọng chung của các tổ chức tín dụng trên toàn thành phố. Điều này cha tơng xứng với mức tăng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng trong việc chiếm lĩnh thị phần này so với các tổ chức tín dụng khác.

- Doanh số cho vay trung và dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hớng ngày càng giảm xuống. Năm 2001, ngân hàng không có dự án cho vay trung và dài hạn nào đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

- Trong cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu là cho vay công ty TNHH và công ty cổ phần, còn doanh nghiệp t nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng rất ít, đặc biệt quan hệ tín dụng trung và dài hạn hầu nh không có.

Những tồn tại trên tại NHNo&PTNT Hà nội có thể đợc xem xét ở các góc độ sau:

Về phía ngân hàng.

Trong thời gian qua chính sách tín dụng của ngân hàng có sự phân biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp quốc doanh. Hớng đi chủ đạo của ngân hàng vẫn là hớng các quan hệ tín dụng vào thành phần kinh tế nhà nớc, các tổng công ty lớn nh: Công ty lơng thực miền Bắc, nhà máy cơ điện thống nhất, tổng công ty cà phê, công ty vang Thăng long...Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngân hàng cũng đề ra kế hoạch mở rộng tín dụng nhng do có nhiều vớng mắc đối với khu vực này, đặc biệt là tài sản đảm bảo khoản vay nên thời gian qua ngân hàng chỉ tập trung cho vay một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn, làm ăn có hiệu quả. Vì vậy, tỷ trọng d nợ của khu vực này cha cao.

Khi vay vốn các doanh nghiệp quốc doanh có thể đơc vay bằng tín chấp và với khối lợng lớn thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh buộc phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bên thứ ba bảo lãnh và không đợc vay quá 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đã đợc ghi trên hợp đồng. Còn tài sản thế chấp là các giấy tờ có giá trị nh tiền đang còn hiệu lực thanh toán thì mức xét duyệt cho vay tôí đa là 80%giá trị cầm cố. Điều này gây bất lợi cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khi xin vay bởi vì doanh nghiệp ngoài quốc doanh thờng có quy mô nhỏ, máy móc, thiết bị lac hậu cũ kỹ, giá trị tài sản thấp nên khi đem thế chấp, cầm cố ngân hàng thì với mức tối đa là 70% giá trị thì các đơn vị này cũng chỉ nhận đợc số vốn ít ỏi.

Chi phí cũng là một yếu tố cản trở việc vay vốn của ngân hàng.Khi vay vốn ngân hàng, bên cạnh việc phải trả lãi suất của khoản vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn phải chịu một số lệ phí khác nh: Phí định giá tài sản thế chấp, chi phí bảo quản tài sản thế chấp, chi phí công chứng giấy tờ các loại để làm thủ tục thế chấp...Với các khoản vay nhận đợc không nhiều, có thể nói chi phí cộng thêm này làm chi phí các khoản vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên khá nhiều khiến các doanh nghiệp phải băn khoăn khi quyết định vay vốn ngân hàng.

Trong thời gian qua, uy tín của doanh nghiệp t nhân rất thấp. Nhà nớc bị thất thu thuế khu vực này với tỷ lệ cao nhất, các vụ án bị đa ra xét xử nhiều nhất, nhiều vụ đổ vỡ, lừa đảo, phá sản xảy ra nh vụ Tamexco, Epco, Minh phụng, Nam đô, Dơng thanh Cờng...Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp có đăng ký nhng không có trụ sở hay trụ sở di chuyển nhiều lần không kiểm soát đợc. Nhiều doanh nghiệp t nhân không có đủ vốn khi thành lập doanh nghiệp, họ vay vốn t nhân rồi nộp vào tài khoản tại ngân hàng xin xác nhận của ngân hàng đủ vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý, xin quyết định thành lập doanh nghiệp sau đó họ rút vốn ra. Trong quá trình kinh doanh, thờng chiếm dụng vốn của đối tác kinh doanh, đến khi mất khả năng thanh toán thì lừa đảo ngân hàng, giả mạo giấy tờ xin vay vốn và lừa đảo đối tác kinh doanh bỏ trốn. Điều này gây tâm lý dè dặt của ngân hàng khi cho vay đối với khu vực kinh tế này.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thờng không có đủ cơ sở để vay vốn ngân hàng. Theo quy định, doanh nghiệp t nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần khi lập dự án xin vay vốn ngân hàng phải có ít nhất 40% vốn tự có cho dự án vốn đầu t mới, 15% vốn tự có trong tổng chi phí của dự án mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhng hầu hết các doanh nghiệp khi xin vay đều không đáp ứng đợc yêu cầu này nên không đợc ngân hàng thỏa mãn nhu cầu.

Một nguyên nhân nữa là nhiều chủ doanh nghiệp t nhân không có kiến thức quản lý và trình độ chuyên môn, thậm chí trình độ văn hóa thấp, không đủ khả năng xây dựng đợc dự án phát triển kinh doanh và xây dựng dự án đầu t xin vay vốn ngân hàng theo quy định. Trình độ tay nghề của công nhân thấp, cơ sở sản xuất kinh doanh phân tán, lạc hậu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trờng, nhất là thị trờng quốc tế, trình độ công nghệ và chất lợng sản phẩm thiếu sức cạnh tranh. Hơn nữa, phần đông doanh nghiệp t nhân không thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, qua đó không có báo cáo kế toán tin cậy. Chính những điều này đã cản trở rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp cận về vốn ngân hàng.

Về phía Chính phủ.

Luật pháp ban hành những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm trễ và thiếu đồng bộ. Thực tế lâu nay, những văn bản quy định chi tiết và h-

ớng dẫn thi hành rất chậm. Trong lúc dân chúng cha kịp tiếp cận đợc những văn bản mới, các nhà chức trách đang bàn bạc và suy nghĩ để cụ thể hóa và giải thích các quy định mọi ngời cha biết đợc cụ thể sẽ nh thế nào, nhng lại vẫn cứ phải thi hành. Các văn bản cứ nối tiếp nhau ra đời và tự khắc có hiệu lực mà không phải chờ đợi văn bản hớng dẫn. Với cách xây dựng văn bản nh vậy tạo ra rất nhiều khó khăn cho ngời thực hiện. Các văn bản ra đời chồng chéo nhau. Ngày 19/11/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, sau đó ngày 29/12/1999, Chính phủ lại ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Cả hai Nghị định này đều quy định về việc cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh, nhng xem xét ta thấy có những vấn đề chồng chéo nhau giữa hai văn bản pháp luật này, chồng chéo nhau giữa hai Nghị định này với Bộ luật dân sự. Điều này thực sự gây khó khăn cho ngân hàng trong quan hệ tín dụng với doanh nghiệp.

Mặc dù khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của kinh tế đất nớc, nhng sự nhìn nhận về khu vực này còn nhiều hạn chế. Những chính sách, chế độ của nhà nớc cha hoàn toàn cởi mở cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Nhà nớc không có sự quan tâm đúng mức khiến các doanh nghiệp này có thể xuất hiện những t tởng che dấu hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn phi pháp.

Nh vậy, những hạn chế trong quan hệ tín dụng giữa NHNo&PTNT Hà nội với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra những giải pháp đúng đắn, hữu nghiệm để tháo gỡ những khó khăn vớng mắc, phát triển vốn tín dụng ngày càng sâu rộng và có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tơng xứng với tiềm năng của nó.

Chơng 3

Một phần của tài liệu tín dụng ngân hàng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w