Những thói quen khiến sếp bực mình

Một phần của tài liệu NHOM 4U DO AN CHINH THUC docx (Trang 30 - 34)

2.1.3.1. Không thể hiện sự sáng tạo

Không một nhà quản lý nào muốn có một nhân viên tuy làm được việc nhưng luôn phải nhắc nhở chi tiết từng công việc cần phải làm và làm như thế nào, phải chỉ bảo bạn từng chút một, không những thế mà họ còn ngồi chờ lãnh đạo hướng dẫn, trong những lúc rảnh rỗi, hết việc là lại lang thang trên mạng lướt web. Việc đó không chỉ khiến sếp mất thời gian và mệt mỏi, mà còn làm suy giảm lòng tin của sếp về năng lực của bạn mà nguyên nhân của sự không sáng tạo này là do bạn không có trách nhiệm, thiếu sự nhiệt tình, thiếu năng nổ và hơn nữa là bởi sự không chủ động trong công việc dẫn đến những việc làm trở nên thiếu sót nhiều hơn.

2.1.3.2. Thể hiện quá mức

Dù điều đó xuất phát từ tham vọng, động lực, năng lượng quá lớn hay chỉ là một mong muốn làm hài lòng người khác, thì đấy cũng là một trong nhiều thói quen mà sếp không ưa.

Có những người luôn muốn thể hiện bản thân để được cấp trên chú ý nhiều hơn và để được thăng tiến bằng cách làm xong việc sếp giao và vội vàng nhảy sang làm luôn những việc sếp không giao(làm quá những việc sếp giao) nhưng rốt cuộc chỉ làm cho ông sếp cảm thấy khó chịu và bực tức lên vì không như ý muốn dẫn đến việc bạn bị lãnh đạo đánh giá thấp.

Một nguy cơ khác nữa là khi quá chủ động, nhiệt tình, bạn có thể đang vượt quá bổn phận của mình và giẫm lên chân một ai đó.

Ví dụ: Chẳng hạn, bạn miệt mài bổ sung thêm màu sắc và hình vẽ cho một báo cáo nghiên cứu. Sếp không những không ấn tượng việc bạn chăm chỉ và sáng tạo mà lại cho rằng bạn đang làm một việc không cần thiết. Lẽ ra, thời gian đó bạn có thể làm xong một việc khác.

2.1.3.3. Lúc nào cũng có lý do

Mỗi khi làm gì sai hoặc có lỗi, bạn lại cố tìm ra một lý do để bào chữa thay vì thẳng thắn nhận lỗi và sửa chữa. Đây là một thói xấu rất dễ gặp ở hầu hết các nhân

viên. Họ luôn kiếm cớ để “bao biện” cho những việc họ chưa hoàn thành. Đó là một trong những thói quen gây khó chịu nhất đối với sếp. Nếu bạn đưa ra lý do, có nghĩa là bạn đã không chú tâm đến trách nhiệm của mình và lại tìm cách biện hộ bản thân vì sự không chú tâm đó.

Ví dụ: “Tôi không làm xong được bản báo cáo vì xe của tôi bị thủng săm và khi tôi về nhà thì trời đã rất muộn”.

Dù bạn nói đúng đi nữa, điều sếp nghe thấy là: “Đó không phải là lỗi của tôi. Chiếc săm thủng giúp tôi miễn trách nhiệm”. Sếp sẽ không tập trung vào điều bạn nói mà tập trung vào điều bạn muốn nói.

Ví dụ: Khi bạn chưa hoàn thành công việc được giao, bạn nói với sếp rằng hôm qua xe bạn hỏng và bạn đã phải mất cả ngày để đi sửa nó. Với sếp, dù lý do đó có thật hay không, sếp vẫn cho rằng đó là lỗi của bạn. Bởi vì xe hỏng là việc riêng của bạn còn công việc ở công ty là trách nhiệm của bạn.

Trong công việc, mỗi khi phải làm việc căng thẳng, mệt mỏi, bạn lại cảm thấy bực tức và luôn cáu bẳn với mọi người hay than vãn, phàn nàn về điều kiện làm việc, về thái độ của đồng nghiệp.

Điều đó cho thấy bạn không kiểm soát được bản thân và chỉ có người không chuyên nghiệp mới hành động như vậy.Bạn nên hiểu rằng các đồng nghiệp và thậm chí là sếp cũng phải làm việc với cường độ như vậy nhưng tại sao họ lại không phàn nàn?

2.1.3.5. Hỏi quá nhiều

Người biết hỏi là người thông minh và mạnh dạn, nhưng nếu gặp việc gì cũng hỏi và nhiều khi chưa nghĩ kỹ cũng hỏi bạn sẽ bị coi là kém cỏi và ngớ ngẩn.

Lẽ thường, đặt câu hỏi không phải là điều gì tệ hại, đặc biệt là khi bạn muốn hiểu rõ về công việc trước khi đảm nhận. Trong thực tế, biết đặt câu hỏi là điều được khuyến khích. Tuy nhiên, hỏi quá nhiều, và lại hỏi nhiều câu ngớ ngẩn, lại khiến sếp dễ bực mình.

Trước hết, hỏi nhiều và linh tinh sẽ làm lãng phí thời gian của sếp. Những câu hỏi như thế cũng làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt người khác. Sếp sẽ băn khoăn khi phải giao việc quan trọng cho bạn nếu nhớ lại lần trước bạn đã phải nhờ người khác hỗ trợ từ đầu đến cuối.

Xét cho cùng, sếp đánh giá cao những nhân viên đủ tháo vát để tự hiểu việc. 2.1.4. Bốn kiểu “chính trị gia” nơi công sở

Đời sống công sở muôn màu muôn vẻ luôn tồn tại nhiều kiểu đồng nghiệp khác nhau. Vậy những người được mệnh danh là “chính trị gia” công sở là ai và cần ứng xử như thế nào trong mối quan hệ với họ?

Dưới đây là 4 kiểu “chính trị gia” thường thấy nhất, phong cách đặc trưng của họ và một vài lời khuyên giúp bạn ứng biến trong mối quan hệ với họ:

Thích phỏng đoán những chuyện đang xảy ra xung quanh. Có thể họ có những nguồn thông tin nội bộ, nhưng cũng có khi tin tức mà họ đưa ra chỉ là để “nói cho có chuyện”.

Ví dụ: Tuần tới sếp của bạn đi công tác ở Pari với một cô trợ lý đắc lực và sếp yêu cầu bạn phải giữ bí mật trong bộ phận nhưng bạn đã lỡ lời nói ra với một người khác trong bộ phận khác, không may người đó đã nghĩ xấu về việc này và đem chuyện này ra bàn luận với các đồng nghiệp khác trong bộ phận dẫn đến hiểu lầm và làm cho sếp của bạn trở nên khó xử với mọi người.

Kiểu “vận động hành lang”

Đó là kiểu người luôn giành quyền dẫn đầu trong các dự án. Tuy không phải lúc nào cũng có những ý tưởng hay nhưng lại không thích nghe các ý kiến bất đồng hay quan điểm trái ngược. Đây là kiểu người hay phô trương, cao ngạo giống như đã nói ở trên.

Ví dụ: Đồng nghiệp của bạn và bạn vừa mới nhận được một dự án lớn. Khi thực hiện dự án, đồng nghiệp của bạn đứng trên quan điểm của người phương Đông để đưa ra ý tưởng, bạn lại đứng trên lập trường của người phương Tây để đưa ra ý tưởng cho dự án đó ngay lập tức đồng nghiệp đó bác bỏ ngay quan điểm của bạn bằng cách phán rằng ” chúng ta là người phương Đông không nên áp dụng theo cách của người phương Tây ”.

Kiểu “phất ngầm”

Thường là người rất thu hút, luôn cố gắng vượt lên trước bằng cách tận dụng sự giúp đỡ hoặc ý tưởng của người khác hơn là tự mình chăm chỉ làm việc. Kiểu người này thường thích chỉ trích các đồng nghiệp khác và giành hết mọi công lao khi cần.

Ví dụ: Đột nhiên bạn nghĩ ra một ý tưởng hay cho một dự án nào đó của công ty nhưng vì quá nóng vội với những ý tưởng táo bạo mà mình vừa mới nghĩ ra và không thể chờ đến cuộc họp tới nên vội vàng trình bày riêng ý tưởng này cho một người khác trong công ty, rất có thể bạn sẽ bị người này cướp đi ý tưởng đó.

Kiểu “siêu cố vấn” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lúc nào cũng kè kè theo các sếp lớn, và giữ vai trò “tai mắt” cho họ. Kiểu đồng nghiệp này thường không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bạn nhưng bạn lại không biết sau lưng họ sẽ “báo cáo” những gì.

Ví dụ: Mối quan hệ của bạn với một đồng nghiệp là thư ký của sếp hiện không được tốt cho lắm. Tuần tới, công ty của bạn có tổ chức chọn ra những người có đủ năng lực để thực hiện một dự án lớn tại Pari. Bạn là người có khả năng nên rất có thể sẽ là một trong số đó. Tuy nhiên vì đã có hiềm khích sẵn với đồng nghiệp đó nên cô thư ký này đã đi ”báo cáo” những điều không tốt về bạn với cấp trên.Vì vậy, rất có thể bạn sẽ bị mất cơ hội tốt đẹp lần này.

Một phần của tài liệu NHOM 4U DO AN CHINH THUC docx (Trang 30 - 34)