Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng số

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 1 – Vinaconco1 (Trang 60 - 65)

1. Đối tợng tính giá thành và kỳ tính giá thành

Xác định đối tợng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Nhân viên kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất để xác định đối tợng tính giá thành cho thích hợp.

Công ty cổ phần xây dựng số 1 là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản với sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình có tính đơn chiếc nên đối tợng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành.

Do sản phẩm xây dựng cơ bản đợc sản xuất theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài. Công trình, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất sản phẩm nên kỳ tính giá thành là thời điểm mà công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đa vào sử dụng.

2. Phơng pháp tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng số 1

Hiện nay, Công ty áp dụng phơng pháp tính giá thành trực tiếp giản đơn để xác định giá thành các công trình, hạng mục công trình. Phơng pháp này có cách tính toán đơn giản, dễ hiểu và cung cấp số liệu kịp thời về giá thành trong mỗi kỳ báo cáo. Theo phơng pháp này, tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp của một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Cụ thể đối với công trình kho bạc Thanh Xuân công tác tính giá thành đợc tiến hành nh sau:

Từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất công trình kho bạc Thanh Xuân, kế toán tổng hợp chi phí hàng tháng và ghi vào bảng theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh quý các công trình, cuối quý vào sổ theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Khi công trình hoàn thành vào cuối tháng 9 năm 2003, căn cứ vào sổ này và các sổ phản ánh chi phí phát sinh trong tháng, kế toán tính ra giá thành

Giá thành thực tế Chi phí thực tế khối lợng Chi phí sản xuất thực tế công trình KBTX XLDD đầu tháng 10/2003 trong tháng 10/2003 = 3.494.965.145 + 798.519.553 = 4.293.484.698 Biểu 24: Vinaconex Công ty CP xây dựng số 1 Bảng tính giá thành SPXL hoàn thành Tháng 10 năm 2003

Công trình: Kho bạc Thanh Xuân ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục

CPNVLTT CPNCTT CPSDMTC CPSXC1. Chi phí SXKD 1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 3.494.965.145 2.517.094.904 454.475.469 227.237.734 296.157.038 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 798.519.553 706.707.144 65.214.240 2.611.660 23.986.509 3. Giá thành công trình kho bạc TX 4.293.484.698 3.223.802.048 519.689.709 229.849.394 320.143.547 + =

3. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây dựng số1 1

Qua phân tích chỉ tiêu giá thành, cơ cấu giá thành thực tế so với dự toán đối với từng khoản mục chi phí, kế toán có thể đánh giá đợc tình hình thực hiện chi phí của từng công trình đã hợp lý hay cha. Từ đó cung cấp thông tin cho lãnh đạo Công ty nhằm đa ra những biện pháp kinh tế tối u để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm xây lắp, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

* Các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp đợc lập dự toán là: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sử dụng máy thi công + Chi phí sản xuất chung

Biểu 25:

Vinaconex Bảng phân tích giá thành

Công ty CP xây dựng số 1 Công trình: Kho bạc Thanh Xuân ĐVT: Đồng

Khoản mục chi phí

Dự toán Thực tế Thực tế so với dự toán Số tiền % Số tiền % Số tiền % CPNVLTT 3.272.583.884 76 3.223.802.048 75,09 -48.781.836 -0,91 CPNCTT 538.253.928 12,5 519.689.709 12,1 -18.564.219 -0,4 CPSDMTC 193.771.414 4,5 229.849.394 5,35 +36.077.980 +0,85 CPSXC 301.422.200 7 320.143.547 7,46 +18.721.347 +0,46 Giá thành 4.306.031.426 100 4.293.484.698 100 -12.546.728 -0,2913

Qua bảng phân tích giá thành công trình kho bạc Thanh Xuân, ta có thể thấy Công ty đã hạ thấp đợc giá thành, so với dự toán giảm 12.546.728đ tơng đ- ơng với 0,2913%. Điều đó cho thấy công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty có hiệu quả.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế so với dự toán giảm 48.781.836đ, về mặt số tơng đối là 0,91%. Khoản mục chi phí này giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau:

+ Công ty tìm đợc các nguồn cung cấp nguyên vật liệu rẻ

+ Công tác bảo quản, quản lý vật liệu tốt nên tránh đợc việc gây thất thoát nguyên vật liệu

+ Nhờ áp dụng máy móc công nghệ hiện đại vào thi công công trình, Công ty đã giảm đợc chi phí tiêu hao nguyên vật liệu.

Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp so với dự toán cũng đã giảm đợc 18.564.219đ hay 0,4%. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu nh:

+ Nâng cao ý thức lao động của công nhân bằng hình thức khoán gọn từng công trình, hạng mục công trình.

+ Cho phép các đơn vị trực thuộc chủ động thuê lao động thời vụ tại các địa điểm thi công công trình nhằm giảm chi phí sinh hoạt, đi lại…

+ Tổ chức quản lý lao động cả trong và ngoài biên chế một cách chặt chẽ

Trong khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp giảm đáng kể thì chi phí sử dụng máy thi công thực tế tăng lên khá lớn so với dự toán, tăng 36.077.980đ, hay 0,85%. Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Máy móc thi công của Công ty cha phát huy đợc hiệu quả tối đa do Công ty cha có sự giám sát chặt chẽ trong công tác quản lý và sử dụng máy của các đơn vị thi công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ngoài ra, trong quá trình thi công công trình đã phát sinh nhiều hoạt động khác dẫn tới việc đơn vị thi công phải thuê hoặc mua thêm máy bên ngoài.

Chi phí sản xuất chung so với dự toán tăng 18.721.347đ, tơng dơng với 0,46% là do:

+ Kế toán công ty có sự hạch toán lẫn lộn giữa chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung làm cho khoản mục chi phí này phải gánh một phần chi phí sử dụng máy.

+ Nhiều khoản mục chi phí cho bộ phận văn phòng, quản lý đội cha hợp lý nh chi tiếp khách…

+ Các chi phí dịch vụ mua ngoài cha đợc Công ty quản lý chặt chẽ nh chi phí điện thoại, điện nớc… còn cao.

Qua bảng phân tích giá thành công trình kho bạc Thanh Xuân cũng cho ta thấy cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng giá thành. Chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, trên 70% so với tổng chi phí. Tiếp đến là chi phí nhân công trực tiếp, trên 10%; chi phí sử dụng máy thi công chiếm khoảng 4 đến 6%; chi phí sản xuất chung khoảng từ 7 đến 8%. Số liệu trên cho thấy chi phí vật liệu là yếu tố quan trọng có ảnh hởng lớn nhất đến tổng giá thành sản phẩm. Một sự thay đổi nhỏ trong chi phí này cũng dẫn đến sự thay đổi khá lớn trong giá thành.

Trong khi thi công công trình kho bạc Thanh Xuân, Công ty đã tiết kiệm đ- ợc hai khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm .

Phần 3

Phơng hớng hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 1

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 1 – Vinaconco1 (Trang 60 - 65)