1 Xét về mặt định tính

Một phần của tài liệu “Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến”. (Trang 31 - 33)

III Khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu

3.1 Xét về mặt định tính

3.1.1 - khoa học công nghệ.

Khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ chế biến hàng xuất khẩu của Việt nam chủ yếu có từ thời kế hoạch hoá đã hết khấu hao từ lâu, không còn phù hợp với nhu cầu sản xuất nữa. Hệ thống kho tàng ,bến bãi quá cồng kềnh, công suất lại thấp. Trong những năm gần đây, số ít doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ nhng còn chắp vá thiếu đồng bộ do thiếu vốn.

Tuy đã có chuyển biến theo hớng xuất khẩu hàng chế biến nhng xét tổng thể thì hàng Việt nam còn chủ yếu ở dạng thô. Nguyên liệu đợc thu gom ở nhiều vùnh lãnh thổ khác nhau nên chất lợng không đồng đều.

3.1.2 - Marketing.

Trong những năm gần đây sự vơn ra thị trờng thế giới của hàng Việt nam ngày một xa hơn. Thị trờng Châu á-Thái Bình Dơng đợc mở rộng (kim ngạch xuất khẩu vào thị trờng này chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu) đặc biệt Việt nam đã thâm nhập vào một số thị trờng khó tính nh Mỹ, EU và Nhật Bản. Mở rộng xuất khẩu sang thị trờng Mỹ không chỉ nâng cao kim ngạch mà còn tạo điều kiện tốt cho hàng hoá Việt nam cạnh tranh với hàng hoá khác ở châu á nh Trung quốc, Thái Lan, Đài Loan Bên cạnh thị trờng Mỹ, EU thực sự là một thị trờng

lớn cho hàng xuất khẩu Việt nam. Việc kí hiệp định khung hợp tác kinh tế thơng mại tạo ra khung pháp lý cần thiết để ổn định sản xuất và phát triển xuất khẩu.

Nhìn chung việc mở rộng thị trờng xuất khẩu của Việt nam phụ thuộc nhiều vào quan hệ giữa Việt nam và các nớc trên thế giới, còn thực chất công tác marketing của các doanh nghiệp Việt nam còn rất ít, hình thức thì nghèo nàn không gây ấn tợng sâu sắc. Vấn đề marketing trong nớc cha thực sự hiệu quả biểu hiện: hình thức quảng cáo, công tác khuyến mãi nhàm chán, thậm chí gây cảm giác khó chịu cho ngời tiêu dùng. Do vậy quan tâm đầu t vào marketing phải lựa chọn hình thức, hình ảnh, quảng cáo đem lại hiệu quả cao nhất là thu hút đợc khách hàng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt nam phải có một quá trình nghiên cứu nghiêm túc và coi chúng thức sự là một hoạt động cần thiết của doanh nghiệp.

3.1.3 - Chất lợng, mẫu mã.

Chất lợng hàng hoá Việt nam nói chung, hàng xuất khẩu nói riêng còn thấp, đặc biệt là chất lợng hàng nông sản xuất khẩu – mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nớc ta cũng còn rất kém.

Chất lợng hàng nông sản phụ thuộc vầo rất nhiều khâu từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến. Nhng hầu nh các doanh nghiệp đều thực hiện cha tốt ở các khâu thu mua, bảo quản, chế biến.

Khâu thu mua tiến hành không khép kín, chất lợng nguồn hàng không đồng đều thậm chí thiếu nguyên liệu để chế biến.

Khâu bảo quản thì thực hiện không tốt do chất lợng kho, chất lợng bao bì kém.

Khâu chế biến thì cha sâu vì công nghệ máy móc lạc hậu, năng suất thì không cao làm lãng phí nguồn lực.

Không những thế bao bì không tốt cũng làm ảnh hởng đến chất lợng hàng hoá khi vận chuyển cũng nh khi bảo quản.

Hàng xuất khẩu Việt nam còn rất kém về mẫu mã. Hầu hết cha có hình ảnh riêng cho sản phẩm của mình, nếu có cũng chỉ là mợn hoặc là hàng hoá có liên doanh với nớc ngoài.

Tóm lại khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt nam xét về định tính đã đạt đợc những tiêu chuẩn nhất định, song để cạnh tranh trên thị trờng thế giới thì còn yếu.

Một phần của tài liệu “Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến”. (Trang 31 - 33)