Nước Chuẩn bị mẫu:

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp công nghệ sản xuất bia của công ty bia hoàng sâm (Trang 108 - 111)

- Công ty sử dụng loại nấm men chìm trong côngnghệ lên men.

7. KỸ THUẬT HOÀN THIỆN SẢN PHẨM.

8.1.3 Nước Chuẩn bị mẫu:

Chuẩn bị mẫu:

Dụng cụ lấy mẫu phân tích nước cần được rửa sạch, khử trùng. Mỗi khi lấy mẫu, cần tráng bằng mẫu nước 2 – 3 lần. Để phân tích tất cả các chỉ tiêu nước thì cần dung lượng mẫu là 3 – 5 lít nước, nếu chi cần xác định các chỉ tiêu chính thì chỉ cần 1 lít là đủ.

Đánh giá sơ bộ:

Mùi:

Lấy 100 ml nước cho vào bình tam giác 250 ml lắc mạnh và nhận biết mùi. Có thể đun nóng đến 40 – 60oC và lắc mạnh để dễ nhận biết mùi hơn.

Thông thường nhận biết mùi của nước là mùi bình thường hay có mùi lạ. Nếu có mùi lạ thì nên ghi rõ mùi lạ loại mùi, ví dụ: mùi chlorine, mùi đất…

Màu:

Xác định màu bằng cách cho nước vào cốc trắng với chiều cao của nước trong cốc là 10 cm. Đặt trên nền trắng và nhận xét mùi. Nhận xét màu cần chỉ rõ màu của nước: trắng, vàng, hồng… và cường độ màu nếu có.

Nước bị đục thì cần lọc trước khi quan sát.

Độ trong:

Nước thông thường có thể trong, đục nhẹ, đục hoặc rất đục. Có thể xác định độ đục bằng máy đo độ đục.

Phương pháp xác định hàm lượng cặn.

Lấy chính xác từ 100 – 500 ml nước, cho vào khay bằng platin đã biết trước khối lượng và cho bốc hơi toàn bộ nước trong bình cách thủy. Sau đấy sấy khay này trong sấy ở nhiệt độ 105oC.

Làm nguội trong bình hút ẩm và cân. Chú ý cân thật nhanh vì cặn này rất dễ hút ẩm.

Đặt khay vào sấy lại và sấy tiếp 0,5 giờ. Làm nguội và cân lại.

Làm tương tự như vậy cho đến khi 2 lần cân liên tiếp nhau có khối lượng bằng nhau.

Kết quả:

Hàm lượng cặn có trong nước (mg/l) được tính theo công thức sau: Cặn = x 1000 (mg/l).

Trong đó:

m1: Khối lượng cân được sau khi lấy tính bằng mg. V: số ml nước để phân tích nước.

Phương pháp xác định độ kiềm.

Nguyên tắc:

Độ kiềm của nước chỉ phụ thuộc vào hàm lượng các ion bicarbonate có trong nước. Có thể xác định độ kiềm này bằng các định phân với acid có chỉ thị là orange methyl coh tới lúc đổi màu. Phản ứng diễn ra như sau:

Ca(HCO3)2 + HCl ---> CaCl2 + H2O + CO2. Mg(HCO3)2 + HCl ---> MgCl2 + H2O + CO2.

Hóa chất:

Dung dịch orange methyl (MO) HCl 0.1N

Tiến hành:

Lấy 10 ml nước cho vào bình tam giác và cho tiếp 4 – 5 giọt chỉ thị MO, dùng HCl 0.1 N định phân cho tới khi xuất hiện màu da cam.

Độ kiềm của nước có thể tính hoặc theo mg dương lượng/l hoặc theo mgCaO/l theo công thức sau:

Độ kiềm của nưóc (mg đường lượng/l) = n x 10 Độ kiềm của nước (mg CaO/l) = n x 2.8.

n: số ml HCl 0.1N đã chuẩn độ.

Phương pháp xác định độ cứng của nước.

Nguyên tắc:

EDTA có khả năng tạo phức chất với calcium và magieum, phức chất này bền vững hơn rất nhiều so với các phức chất của hai chỉ thị ETOO hoặc murexit với Ca và Mg, đặt biệt là tại pH = 10.

Do vậy, nếu ta đưa pH của mẫu nước cần phân tích đến 10, nếu có chỉ thị ETOO hoặc murexit thì dung dịch có màu đỏ rượu vang do sự tạo phức của hai chất này với Ca và Mg có trong nước. Nếu thêm EDTA vào, thì ban đầu EDTA sẽ liên kết với Ca và Mg tự do, sau đó sẽ lấy Ca và Mg đang ở trạng thái liên két với các chỉ thị trước, do đó các chỉ thị này trở về trạng thái tự do, làm cho màu của dung dịch trở thành màu của chỉ thị (màu xanh da trời hoặc màu xanh tím). Lượng EDTA đã sử dụng chính bằng độ cứng của nước.

Hoá chất:

Dung dịch EDTA 0.1N.

Dung dịch đệm amoniac pH = 10. Dung dịch chỉ thị eriocrom đen.

Tiến hành:

Xác định độ cứng chung:

Lấy 100 ml nước cho vào bình tam giác 250ml. Thêm 5 ml dung dịch đệm amoniac.

Thêm 1 ml chỉ thị eriocrom đen.

Dùng dung dịch EDTA định phân tới khi chuyển sang màu xanh da trời. Chý ý: Vì sự đổi màu xảy ra rất nhanh do đó lúc đầu nên lấy 80 ml nước, chuẩn nhanh cho tới khi đổi màu, sau đó thêm 20 ml nước còn lại và chuẩn thật chậm cho tới khi dung dịch đổi màu. Số ml dung dịch EDTA đã định phân là n1.

Xác định độ cứng vĩnh viễn:

Lấy 500 ml nước cho vào bìh cầu 1 lít rồi đem cân để biết trọng lượng. Sau đó nối sinh hàn khí và đun sôi khoảng 1 giờ.

Làm lạnh bình tới nhiệt độ phòng, lau khô và đem cân lại, sau khi cân thêm nước cất để sao cho đạt trọng lương ban đầu.

Đem lọc kỹ, lấy 100 ml nước để xác định độ cứng theo các bước tương tự như trên. Số ml dung dịch EDTA đã định phân là n2.

Kết quả:

Độ cứng chung của nước được xác định như sau: Độ cứng chung (0H) = n1 x 2.8.

Độ cứng vĩnh viện: (0H) = n2 x 2.8 x 5.

Độ cứng tạm thời bằng hiệu số giữa độ cứng chung và độ cứng vĩnh viễn. Trong đó:

n1, n2: số ml EDTA đã dùng để định phân. 2.8: số mg CaO tương ứng với 1ml EDTA 0.1N.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp công nghệ sản xuất bia của công ty bia hoàng sâm (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w