Hệ số δ được xác định: δ =
LBT V
. (3.6) Trong đó:
- V: thể tích chiếm nước của con tàu (m3).
- L,B,T: chiều dài, chiều rộng và chiều chìm của tàu (m).
Cũng như hệ số α, hệ số δ có ảnh hưởng lớn đến các tính năng của tàu, đặc biệt đối với tàu cá cần sức chở lớn.
Nếu hệ số δ lớn thì sức cản tác dụng vào tàu sẽ lớn, công suất có ích của tàu bị giảm, nhưng bù lại sức chở của tàu sẽ tăng lên.
Khi hệ số δ lớn thì bán kính ổn định ngang r0 của tàu giảm (r0=
T B δ α 12 2 2 ), đồng thời cũng làm giảm cao độ tâm nổi ban đầu ZC0 (ZC0 = T
δ α
α
+ ) và chiều cao tâm
ổn định ban đầu h0 giảm (h0 = r0 + ZC0 - Zg). Điều này làm cho tính ổn định của tàu xấu đi không thể chấp nhận được.
Ngược lại: khi hệ số δ bé thì tính ổn định của tàu tăng lên, sức cản của tàu giảm, tốc độ của tàu tăng nhưng sức chở của tàu giảm, không đáp ứng được yêu cầu thực tế trong nhiệm vụ thư.
Đối với tàu câu cá ngừ đại dương, hoạt động xa bờ, thời gian một chuyến biển dài, do đó cần sức chở tương đối lớn để có thể chở được nhiều sản phẩm đánh bắt, chứa đủ lương thực, thực phẩm, nhiên liệu dự trữ v.v.. kèm theo cho một chuyến biển. Vậy hệ số δ được chọn tương đối lớn. Để bù lại việc tính ổn định của tàu bị giảm, ta sử dụng các biện pháp như tăng hệ số diện tích mặt đường nước α
hoặc tăng chiều rộng B của tàu.
Theo số liệu thống kê một số tàu mẫu ở Bình Định, hệ số δ có giá trị nằm trong khoảng 0,62≤δ≤0,66.