Mẫu tàu lưới kéo phần lớn hiện đang được sử dụng, đóng mới ở Bình Định thường dùng mẫu tàu lưới kéo Thái Lan. Mặc dù không thuộc mẫu tàu của Việt Nam nhưng trong quá trình sử dụng mẫu tàu này tỏ ra phù hợp với điều kiện sóng gió khí hậu ở vùng biển Việt Nam và vùng Vịnh Thái Lan.
Qua thời gian sử dụng, những mẫu tàu này phù hợp với đặc điểm, công dụng của tàu và ít xảy ra tai nạn do tính năng kỹ thuật của tàu. Do vậy (trên
14
phương diện lợi ích và hiệu quả kinh tế ) tỉnh Bình Định đã sử dụng mẫu tàu này để làm cơ sở cho việc đóng mới tàu cá bổ sung cho đội tàu khai thác xa bờ tỉnh Bình Định nói riêng và cho một số tỉnh miền Nam.
Đối với lưới kéo thì có nhiều cách để phân loại, ở đây chỉ xét ở khu vực tỉnh Bình Định, thì có thể phân theo lưới kéo đơn và lưới kéo đôi nhưng đa số là lưới kéo đơn bởi ngư dân không đủ điều kiện đóng hai tàu để sử dụng cho khai thác lưới kéo đôi.Đối với lưới kéo thì có đường trượt lưới như hình sau:
Nhưng đối với tàu ngư dân ở đây thì không có đường trượt này. Phía sau cabin ngư dân có bố trí thang hình chữ nhật và 2 cọc để phục vụ cho việc thả lưới, còn cabin thì bố trí 2 tang ma sát để thực hiện việc kéo lưới và có thêm thang chữ A để thu đụt cá.
Cách thức đánh bắt cá có ảnh hưởng rất lớn đến hình dáng hình học tức là đường hình của tàu.Đối với tàu lưới kéo đuôi thì đường hình khác với tàu lưới kéo mạn về hệ số béo, độ ổn định tàu…và đa số ngư dân Bình Định là thả lưới và dắt lưới thì ở đuôi nhưng khi thu lưới và đụt lưới thì lại ở mũi cho nên tàu không cần ổn định lớn như đối với lưới kéo mạn, đường hình cũng thon hơn, hệ số béo tàu nhỏ hơn…
Đặc điểm của đánh bắt lưới kéo là dắt lưới nên tàu đánh bắt cần có tốc độ để có thể đuổi theo đàn cá.Và cách thức đánh bắt được thể hiện như hình sau:
15
Thiết bị trên boong được thể hiện qua hình sau:
6 5 4 3 2 1 7
Hình 2.2.1: Bố trí thiết bị trên boong tàu lưới kéo
1- cọc gỗ buộc lưới khi kéo; 2- thang hình chữ nhật; 3- cabin; 4- tang ma sát;5- thang chữ A; 6- con lăn ngang; 7- tấm ván Dựa vào thực tế và cách thức đánh bắt ta nhận thấy tàu đánh cá lưới kéo ở Bình Định có một số đặc điểm về đường hình như sau:
- Đường hình tàu thon hơn so với lưới vây và lưới rê. - Đa số là tàu nhỏ có chiều dài ít hơn 15m.
- Phần mũi gọn.
- Còn với sỏ mũi thì có hướng cong ra( cũng có sỏ mũi hướng cong vào nhưng ít) và góc nghiêng lớn hơn so với các loại tàu khác.
- Cabin thấp để giảm sức cản gió và tăng tốc độ tàu lên. - Vách lái cong và nghiêng về sau.
16