Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đói, nghèo của huyện Hoàng Su Phì và những giải pháp cơ bản trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay (Trang 56 - 60)

III- CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA HUYỆN HOÀNG SU PHÌ HIỆN NAY VÀ TRONG THỜI GIAN TỚI.

1- Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Phát triển nông nghiệp và nông thôn là một giải pháp quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo hiện nay của huyện Hoàng Su Phì. Điều đó xuất phát từ 2 lý do sau:

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ỔN ĐỊNH LÂU DÀI LÂU DÀI

Cải cách vĩ mô sâu rộng. Tăng trưởng nhanh (10%/năm). CNH, HĐH, ổn định

về môi trường xã hội

ỔN ĐỊNH

Quản lý tốt ổn định kinh tế vĩ mô

Chế độ pháp trị.

CÔNG BẰNG

Các tiêu chuẩn tối thiểu hợp lý, tạo cơ hội thành công bình đẳng cho mọi người.Công khai và không

có tham nhũng.

Con người. Nhân tố trung tâm

Thứ nhất: Huyện Hoàng Su Phì là một huyện có nền kinh tế kém phát triển dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động ở nông thôn sẽ là một trọng tâm quan trọng của chiến lựơc tăng trưởng. Đây là một quyết sách nhất thiết phải có để vừa mang lại lợi cho quá trình tăng trưởng, vừa là điều kiện cho phát triển công bằng.

Thứ hai: Đại đa số nhân dân huyện Hoàng Su Phì, lực lượng lao động và

người nghèo là vùng nông thôn, 98%, ở đó tình trạng nghèo là phổ biến và cao hơn nhiều lần ở thị trấn. Chiến lược xoá đói giảm nghèo của Trung ương của tỉnh cần tập trung chủ yếu vào khu vực nông thôn.

Để phát triển nông nghiệp và nông thôn có rất nhiều vấn đề liên quan, riêng công tác xoá đói, giảm nghèo cần quan tâm tới hai mục tiêu chính là:

- Tăng năng suất sản xuất nông nghiệp.

- Đa dạng hoá các nguồn thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp. Để thực hiện được 2 mục tiêu trên thì phải có các chính sách phát triển nông nghiệp như sau:

* Chính sách đất đai và khuyến nông.

Đất đai là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sản xuất nông nghiệp, nó quyết định năng suất, sản lượng nông nghiệp. Những vấn đề về đất đai cần giải quyết của huyện hiện nay là:

Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ở huyện còn thấp chỉ khoảng 600 m2/đầu người. Với tỷ lệ đất nông nghiệp thấp như vậy và với tốc độ tăng dân số trong nông nghiệp khoảng 1,4% năm thì yêu cầu mở rộng đất nông nghiệp đang đặt ra cấp bách.

Ngoài ra do quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp, phân tán khó có thể tiến hành hiện đại hoá trong tương lai được. Do đó về lâu dài chính quyền các cấp cần có cơ chế để cho các hộ nông dân có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất và khai hoang ruộng mới, đưa đến quá trình tích tụ đất cho sản xuất nông nghiệp,

có như vậy thì mới vực dậy được nền kinh tế nông nghiệp và tạo điều kiện thu hút người nghèo vào làm việc, giải quyết vấn đề thất nghịêp ở nông thôn.

Để làm được điều này, Nhà nước cần nới lỏng những quy định khắt khe về mức hạn tiền, thời gian sử dụng đất nông nghiệp, chuyển nhượng và trao đổi đất đã được Luật đất đai năm 1993 thông qua, bởi vì chính những quy định khắt khe về đất này đã là một cản trở rất lớn đối với việc phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn ở nông thôn, làm chậm lại quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

 Những giải pháp cho tình hình đất hiện nay ở huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang :

Chính sách hỗ trợ đất sản xuất hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo dân tộc thiểu số.

* Mục đích:Hỗ trợ hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo dân tộc thiểu số về đất sản xuất, để ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững.

* Đối tượng, phạm vi: Hộ nghèo dân tộc thiểu số định cư trên địa bàn

huyện có khó khăn về đất sản xuất. Giao cho Phòng Dân tộc Tôn giáo và Định canh định cư triển khai thực hiện

- Về hỗ trợ đất sản xuất: Đối với những địa phương còn quỹ đất: Giao cho hộ đồng bào dân tộc với mức đất sản xuất tối thiểu là 0,5 ha đất nương rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ. Đối với những địa phương không còn quỹ đất: Kết hợp với tín dụng, hỗ trợ hộ nghèo thiếu đất do bị cầm cố, có đủ vốn để chuộc lại đất canh tác của mình. Ngoài ra, sử dụng giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm để nông dân không có đất chuyển đổi nghề khác có việc làm và thu nhập ổn định. Gắn việc giao đất, chuộc lại đất sản xuất với khuyến nông và hỗ trợ tín dụng để giúp người dân sử dụng hiệu quả đất được giao. Đồng thời khuyến khích hỗ trợ

kinh phí cho những hộ có khả năng khai hoang ruộng mới “theo chương trình 134/CP của Chính phủ”.

* Khuyến nông và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật (KHKT):

Thứ nhất: áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật có ý nghĩa rất to lớn

trong việc nâng cao sản lượng và năng suất nông nghiệp và cũng là một hướng đi rất cơ bản để cải tạo nông nghiệp tự cấp tự túc thành một nền nông nghiệp cơ khí hoá hiện đại, năng suất cao, mang tính hàng hoá rộng rãi. Nó cũng là cơ sở để tận dụng tiềm năng đất đai, mặt nước, con người nông thôn. Trong điều kiện của huyện Hoàng Su Phì hiện nay, thuỷ lợi và chuyển đổi đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi là yêu cầu cấp thiết nhất. Sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, huyện vẫn là phần có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc tạo ra các công trình to lớn, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, nhưng cũng cần phải kêu gọi sự đóng góp của nhân dân như xây dựng hệ thống thuỷ lợi nhỏ, kênh mương dẫn nước, tổ chức mô hình sản xuất kết hợp giữa các hộ có vốn với các hộ không có vốn nhưng có sức lao động.

Thứ hai, khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho

người nông dân từ việc mua các yếu tố sản xuất đầu vào đến việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Nó sẽ giúp cho người nông dân có quyết định tối ưu về sử dụng các yếu tố sản xuất, nó cung cấp các thông tin về vấn đề giá cả, dung lượng thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, các thông tin về vấn đề giống cây trồng, phân bón và phương pháp sản xuất.

Công tác khuyến nông trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung quan trọng sau:

+ Nghiên cứu hệ thống đất canh tác để thiết lập quá trình sản xuất có hiệu quả với từng loại cây trồng khác nhau để hỗ nông dân chọn lựa.

+ Nghiên cứu thuần dưỡng và phổ biến các giống cây trồng, vật nuôi, có năng suất chất lượng cao như các giống lúa mới, trâu, bò hàng hoá, dê….

+ Triển khai các dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y tới từng thôn, xóm Các vấn đề giải quyết trong công tác khuyến nông hiện nay là:

Để đẩy mạnh và phát huy hơn nữa công tác khuyến nông cần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nghiên cứu và khuyến nông. Khuyến nông cần tập trung vào kỹ thuật mới và tập quán canh tác dựa trên công trình nghiên cứu, đồng thời phản ánh lại cho người nghiên cứu các khó khăn của người nông dân.

Hệ thống và cách thức làm khuyến nông cần thể hiện tính đa dạng không chỉ truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, truyền hình, các lớp học tập cho cán bộ cơ sở mà còn qua các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... đặc biệt chú ý tới các xã nghèo

Một nội dung quan trọng trong công tác khuyến nông là nâng cao năng lực thị trường cho nông dân, tức là cung cấp các thông tin về thị trường và dự báo nhu cầu thị trường về các loại mặt hàng trong tương lai để giúp họ chọn sản xuất kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đói, nghèo của huyện Hoàng Su Phì và những giải pháp cơ bản trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w