Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoàng Su Phì trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đói, nghèo của huyện Hoàng Su Phì và những giải pháp cơ bản trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay (Trang 26 - 29)

- Quyết nghị những vấn đề quan trọng của địa phương

2- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoàng Su Phì trong những năm qua.

trong những năm qua.

Trong năm 2006 nền kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá ( 13, 7%), tổng sản phẩm xã hội đạt 198,78 tỷ đồng ( tăng 23,78 tỷ đồng so với năm 2004 ) cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng trong đó nông nghiệp chiếm 58,7%, công nghiệp – xây dựng chiếm 19,3%, thương mại – dịch vụ chiếm 22%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 3,61 triệu đồng/người/năm. Bình quân lương thực đầu người đạt 420 kg/ người/ năm. Đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã chuyển mạnh từ nền kinh tế tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển dịch đúng hướng, sản xuất cây – con giống có chất lượng cao. Công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

2.1- Nông nghiệp :

Huyện Hoàng Su Phì là huyện vùng cao núi đất của Tỉnh Hà Giang có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, với tổng diện tích đất nông nghiệp là 14.410,36 ha. Trong đó đất trồng cây hàng năm 10.383,97 ha, đất trồng cây lâu năm 3.264,43 ha.

Nhiệm vụ chủ yếu của huyện là phát triển nông nghiệp, trong đó sản xuất lương thực là nhiệm vụ hàng đầu bằng các biện pháp mở rộng diện tích nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng, tăng cường biện pháp thâm canh đưa giống mới có năng xuất cao vào sản xuất, chú trọng công tác khuyến nông, công tác bảo vệ thực vật, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông xã, khuyến nông thôn bản.

Trong những năm qua Đảng Bộ huyện Hoàng Su Phì đã chỉ đạo thành công trên lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp với bài học kinh nghiệm đó là: Thâm canh + giống mới + thuỷ lợi và làm tốt công tác khuyến nông. Tạo sự tăng trưởng ổn định, bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng phát triển những loại cây thế mạnh, chú trọng thâm canh, sử dụng giống mới. Tập trung chuyển đổi diện tích đất trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Năm 2006 tổng diện gieo trông đều đạt và vượt so với kế hoạch. Diện tích lúa đạt 3609,3 ha so với năm 2000 tăng 197,8 ha; Diện tích Ngô đạt 2.898,8 ha so với năm 2000. tăng

296,4 ha. Đậu tương diện tích đạt 3.483,6 ha so với năm 2000 tăng 1.806,5. Diện tích cây Chè đạt 2.047 ha so với năm 2000 tăng 996,5 ha.

2.2- Chăn nuôi:

Tập trung phát triển 3 loại gia xúc chính( Trâu, Bò, Dê ) gắn với trồng cỏ và chăn nuôi theo hướng hàng hoá tạo thành phong trào sâu rộng trong Nhân dân và được xuất bán ra ngoài huyện đem lại thu nhập cho Nhân dân. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng đàn gia xúc ổn định so với năm 2000 đàn Trâu tăng.1.491 con, đàn Bò tăng.927 con, đàn Dê tăng.2741 con, đàn Lợn tăng.4.274 con...

Công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng cho gia xúc được chú trọng không để tình trạng dịch lớn xảy ra.

Về thuỷ lợi được quan tâm đầu tư đúng mức, đến năm 2006 đã có 75% số mương dẫn nước được kiên cố hoá theo hướng Nhà nước và Nhân dân cùng làm, chủ động được nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất Nông nghiệp.

Hoạt động khuyến nông khuyến lâm được đẩy mạnh, làm tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

Công tác trồng rừng phủ xanh đất chống đồi núi trọc được triển khai có hiệu quả trong những năm qua đã trồng được 2.150 ha rừng; khoanh nuôi bảo vệ được 9.954,2 ha, nâng độ che phủ rừng từ 37% năm 2000 lên 39,3% năm 2006.

2.3- Giao thông xây dựng tiểu thủ công nghiệp:

Bằng các nguồn vốn và đầu tư hỗ trợ của Trung ương, của Tỉnh và huy động nội lực trong Nhân dân theo phương châm ( Nhà nước và Nhân dân cùng làm) đã hoàn thành đưa vào sử dụng 338,2 km đường ô tô trong đó nhựa hoá và bê tông hoá được 115,2 km, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Xây mới được 26 cây cầu cứng và cầu treo, xây 199 điểm trường, nhà lưu trú, trụ sở thôn. Hàng năm huy động được 126.000 ngày công phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng.

Công nghiệp được đầu tư phát triển đúng hướng đến năm 2006, 100% số xã có điện lưới Quốc gia đến trung tâm xã với tổng số 6.400 hộ được sử dụng điện trong đó 2.700 hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia và 3.700 hộ sử dụng điện nước mini. Các cơ sở chế biến hàng nông lâm sản được xây dựng

và mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2006 chế biến được 800 tấn Chè xanh tăng 600 tấn so với năm 2000 với tổng doanh thu đạt khoảng 13,5 tỷ đồng, hiện nay sản phẩm Chè của Huyện Hoàng Su Phì đã có chỗ đứng trên thị trường.

Duy trì tốt các hoạt động của hơn 700 cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm và 120 cơ sở rèn đúc tại gia đình với 19.000 sản phẩm/ năm tổng doanh thu đạt khoảng 520 triệu đồng.

Lĩnh vực Bưu chính viễn thông có bước phát triển khá năm 2000 số xã có điện thoại là 13/ 24 xã, đến năm 2006, 100% số xã có điện thoại cố định.

2.4- Tài chính tín dụng:

Thực hiện tốt và phân cấp quản lý ngân sách theo đúng luật ngân sách. Trong nhưng năm qua thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt khá: Năm 2006 đạt 2,5 tỷ đồng tăng 13,6% so với năm 2000, cùng với nguồn thu trợ cấp cân đối ngân sách của Trung Ương, của Tỉnh đã từng bước đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên về các nhiệm vụ chính trị của huyện.

2.5- Thương mại – Du lịch - dịch vụ :

Phát triển số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ hệ thống Chợ các trung tâm cụm xã, mạng lưới dịch vụ của Nhà nước và tư nhân đã làm tốt dịch vụ đầu ra cho các sản phẩm Nông nghiệp cho Nhân dân. cung ứng muối , dầu, phân bón, giống lúa, giống ngô lai cùng các loại hàng hoá vật tư khác, phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty trách nhiệm khám phá Khánh Hoà đầu tư dự án phát triển du lịch sinh thái trị giá 96 tỷ đồng tại xã Thông Nguyên. Trong năm 2006 đã đón nhiều lượt khách du lịch nước ngoài đến thăm quan tại địa bàn huyện.

2.6- Các chương trình dự án:

Trong những năm qua huyện đã tiếp nhận 14 chương trình dự án đầu tư của Trung ương, của Tỉnh và các tổ chức phi chính phủ. Tiêu biểu là các chương trình 135, dự án 120 các xã biên giới, dự án HPM, dự án phát triển cộng đồng CORD, dự án Chia Sẻ, dự án Plan... Với tổng trị giá đầu tư liên tục tăng qua các năm: năm 2000 đầu tư 13.378,8 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 42.280,1 triệu đồng. Các dự án được triển khai có hiệu quả được các ngành, các tổ chức đánh giá cao đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện Hoàng Su Phì.

2.7- Văn hoá xã hội:

Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục của huyện trong những năm qua đã có những bước tiến vượt bậc, quy mô trường lớp được mở rộng với 20 trường tiểu học, 7 trường PTCS, 6 trường THCS, 2 trường cấp 3, 1 trường PT dân tộc nội trú, 1 trường trung tâm giáo dục thường xuyên và 10 trường mầu giáo tại các xã, thị trấn, 1 trung tâm bồi dưỡng chính trị và 1 trường dạy nghề tại trung tâm huyện. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi (6-14) đến trường đạt trên 95%, tỷ lệ trẻ 3 - 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 54%, 6 tuổi vào lớp 1 đạt 65%.

Y tế: Mạng lưới cán bộ y tế từ huyện đến xã được nâng cao một bước, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hoạt động đào tạo tại chỗ và tập huấn bồi dưỡng. Đến nay có 10/ 25 xã có Bác sỹ, 82% cán bộ y tế xã có trình độ trung cấp, 100% thôn bản có y tá thôn. cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp, 80% số xã được xây trạm xã 2 tầng, các mục tiêu chương trình y tế Quốc Gia được thực hiện có hiệu quả.

2.8- Chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo:

Thường xuyên chăm lo đến các gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội theo đúng chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước. Phong trào xoá đói giảm nghèo được người dân và các tổ chức tham gia hưởng ứng tích cực: đã xây mới được 32 ngôi nhà tình nghĩa, hộ trợ tấm lợp xoá mái nhà tạm cho 2.408 hộ nghèo, hỗ trợ 398 phản nằm cho các hộ nghèo dân tộc Mông, có 383 hộ nghèo được vay vốn phát triển chăn nuôi bò, dê luân phiên với tổng số vốn ban đầu là 574 con, đến nay số bò, dê đã phát triển đựơc trên 1.000 con. Chỉ đạo tốt chương trình Quốc gia cho vay vốn giải quyết việc làm, đào tạo nghề, tạo việc làm hàng năm cho 1.000 lao động ở Nông thôn, thông qua đó đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Năm 2000 hộ nghèo chiếm 13,3% đến năm 2005 giảm xuống còn 8%. Hộ giàu từ 0,56% tăng lên 2,1%; Hộ khá từ 3,61% tăng lên 15,1% năm 2005 ( tính theo tiêu chí cũ).

2.9- Thuận lợi và khó khăn:

Một phần của tài liệu Thực trạng về đói, nghèo của huyện Hoàng Su Phì và những giải pháp cơ bản trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w