1. Kế hoạch hoá việc thực hiện chương trình.
- Các hoạt động về giảm nghèo phải được xây dựng kế hoạch hàng năm từ cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh và có sự tham gia của người dân. Phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của các ngành.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình, rút ra các ưu điểm, đánh giá những tồn tại, kịp thời điều chỉnh bổ sung các giải pháp.
2. Tổ chức cán bộ.
2.1. Hệ thống chỉ đạo ở các cấp.
Kiện toàn Ban chỉ đạo và cơ quan giúp Ban chỉ đạo làm công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm từ cấp Tỉnh đến cấp xã, đặc biệt là giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng về thực hiện chương trình cho cán bộ ở các xã để đảm bảo hiệu lực chỉ đạo điều hành và sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý các hợp phần của chương trình.
Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách về giảm nghèo và cán bộ khuyến nông ở cấp xã nhất là các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo, đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính mục tiêu của chương trình và đưa các chính sách dự án vào cuộc sống. Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách sẽ là một trở ngại lớn cho việc xác định đối tượng và tiếp cận của hộ nghèo với các chính sách dự án của chương trình.
2.2 Phân công trách nhiệm giữa các cấp các ngành. a. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh:
- Sở Kế hoạch đầu tư: Cân đối bố trí lồng ghép các nguồn vốn; phối hợp với các ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện chương trình.
- Sở Tài chính: Cấp phát, hướng dẫn và giám sát chi tiêu tài chính, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện chương trình.
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chỉ đạo hướng dẫn thực hiện một số chính sách, dự án thuộc ngành quản lý, phối hợp với các ngành chỉ đạo đầu tư xây dựng các công trình CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp, mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nghèo và xã phát triển vùng nguyên liệu XĐGN.
- Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách, vốn vay giải quyết việc làm.
- Ban Dân tộc Tôn giáo - Định canh định cư: Chỉ đạo hướng dẫn thực hiên chính sách nhà ở, nước sinh hoạt, đất ở và đất sản xuất cho hộ nghèo, phối hợp với các ngành thực hiện các chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số.
- Sở Xây dựng phối hợp với Ban Dân tộc Tôn giáo - Định canh định c chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt.
- Sở tài nguyên và môi trường: Có trách nhiệm điều tra, quy hoạch và phân bổ lại quỹ đất cho phù hợp.
- Sở Y tế: Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế.
- Sở Giáo dục đào tạo: Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục. - Sở Nội vụ: Chỉ đạo bố trí cán bộ làm công tác XĐGN-VL ở các cấp. - Các cơ quan thông tin tuyên truyền: Có trách nhiệm tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình; tuyên truyền các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả; tuyên truyền về kết quả hoạt
động của chương trình, thông qua đó nâng cao trách nhiệm về XĐGN-VL cho toàn xã hội.
- Sở Lao động - TBXH: Là cơ quan thường trực chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010; chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xác định đối tợng hỗ trợ; xây dựng cơ chế và chính sách, hướng dẫn các địa phương xây dựng và thực hiện chương trình; hướng dẫn thực hiện một số dự án: Nhân rộng mô hình XĐGN, đào tạo cán bộ làm công tác XĐGN, dạy nghề cho người nghèo, quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng.
b. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị.
Huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu của chương trình theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và hướng dẫn chuyên môn của các ngành. Phân công rõ trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp cho cơ sở và đề cao tinh thần trách nhiệm.
c. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể
Vận động Mặt trận tổ quốc, và các tổ chức thành viên như Liên đoàn lao động, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ... tham gia thực hiện chương trình; mỗi tổ chức tập trung vào một hoặc hai vấn đề cụ thể; có cơ chế để các tổ chức đoàn thể tham gia thực hiện có hiệu quả; tiếp tục thực hiện quỹ "Ngày vì ngời nghèo"; xây dựng mạng lới "Tổ tiết kiệm - tín dụng" "Tổ tương trợ"...
3. Theo dõi, kiểm tra, giám sát.
- Xây dựng số liệu ban đầu trước khi thực hiện chương trình giai đoạn 2006 - 2010, xác định hộ nghèo trên phạm vi toàn huyện, mặt khác cần thống nhất quản lý số liệu nghèo đói ở các cấp.
- Xây dựng cơ chế để các tổ chức đoàn thể, xã hội, người dân tham gia có hiệu quả vào giám sát và đánh giá chương trình.
- Tổ chức đánh giá giữa kỳ vào năm 2008 theo phương pháp điều tra và sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân.
F. hiệu quả chương trình
1. Góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Thông qua việc thực hiện chương trình và cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ làm việc thực hiện chương trình và cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ làm giảm nhanh tỷ lệ nghèo đói, nâng cao thu nhập, mức sống của người dân, đặc biệt là khu vực vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
2. Từng bước thực hiện công bằng xã hội và nâng cao vị thế của người nghèo: các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2010 thành công sẽ hạn chế được nghèo: các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2010 thành công sẽ hạn chế được tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, giữa các nhóm dân tộc; cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận của người nghèo về các dịch vụ phát triển sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản và nâng cao vị thế của ngư- ời nghèo.
3. Góp phần bảo vệ môi trường: Nghèo đói có mối quan hệ chặt chẽ với bảo vệ môi trường, một khi nghèo đói được giải quyết, thì môi trường cũng bảo vệ môi trường, một khi nghèo đói được giải quyết, thì môi trường cũng được bảo vệ và phát triển tốt hơn, đặc biệt là khu vực có trồng và bảo vệ rừng.
4. Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ : Thông qua thực hiện chương trình với hàng loạt cơ chế , chính sách, dự án và cách tiếp nhận đa chương trình với hàng loạt cơ chế , chính sách, dự án và cách tiếp nhận đa ngành để giải quyết vấn đề nghèo đói ; kết hợp với các hoạt động đào tạo cán bộ theo phương pháp mới, tiếp cận quốc tế và khu vực, chắc chắn năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp sẽ được nâng cao đặc biệt là cán bộ làm công tác XĐGN ở cấp cơ sở.
Sơ đồ 3: Tổng quát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.
(Nguồn: Liên Hợp quốc "Tiến kịp" Hà Nội năm 1995. Tr 135)
Phương án thứ nhất, phát triển hơn nữa môi trường thuận lợi và mở rộng
đến những vùng hẻo lánh và chậm phát triển hơn bao gồm những biện pháp nhiều mặt.
Phương án thứ hai, cho phép một số những người nghèo di chuyển
đến những môi trường thuận lợi và có nhiều cơ hội làm việc hơn ở các trung tâm thành phố cũng rất có ý nghĩa và là kết quả tự nhiên của một quá trình phát triển bình thường. Ngoài ra có một số cách kết hợp cân bằng cả hai phương án này.