Quy mô và sự biến động quy mô đói nghèo.

Một phần của tài liệu Thực trạng về đói, nghèo của huyện Hoàng Su Phì và những giải pháp cơ bản trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay (Trang 38 - 43)

I. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà giang.

1- Quy mô và sự biến động quy mô đói nghèo.

1.1- Theo huyện.

Năm 2001, theo số liệu điều tra thì số hộ nghèo đói của huyện là 1.544

trên tổng số 8.933 hộ toàn huyện tương đương tỷ lệ hộ nghèo đói của huyện là 17,28%. Như vậy, năm 2001, đầu năm 2005 số hộ nghèo, đói của huyện Hoàng Su Phì là 958 hộ trên tổng số 9.980 hộ toàn huyện tương đương tỷ lệ hộ nghèo đói của huyện là 9,59 %, tỷ lệ đói nghèo của huyện đã giảm đáng kể từ 17,28% năm 2001 xuống còn 9,59% năm 2005, bình quân 1 năm giảm khoảng 2,506%. Huyện Hoàng Su Phì đạt được kết quả như vậy là do xác định rõ được các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở mỗi xã và các vùng khác nhau cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế xã hôi trên địa bàn huyện tạo môi trường thuận lợi cho các hộ nhân dân nói chung có điều kiện phát triển kinh tế và các hộ ngheo nói riêng tự vươn lên để Xoá đói - Giảm nghèo. Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng sau (từ bảng 3 đến bảng 7).

Trong những năm vừa qua huyện Hoàng Su Phì thực hiện công tác XĐ - GN đã đạt được kết quả tương đối toàn diện từ nhận thức đến vai trò trách nhiệm ở mỗi cấp mỗi ngành, nhất là ở từng cơ sở đã coi chương trình XĐ - GN là nhiệm vụ chỉ đạo thường xuyên. Tổ chức thực hiện các giải pháp về XĐ - GN được coi trọng, dân chủ hơn và có chiều sâu.

1.2- Theo khu vực.

Huyện Hoàng Su Phì gồm có 25 xã, thị trấn trong đó 24 xã và 1 thị trấn Tỷ lệ nghèo đói phân theo khu vực như sau:

Theo kết kết quả điều tra về số hộ đói nghèo bảng 1 thì năm 2001 huyện Hoàng Su Phì có 1.463 hộ đói nghèo trong tổng số 8.933 hộ toàn huyện, chiếm tỷ lệ 17,28% tổng số hộ. Trong đó phân theo khu vực có 97,5% hộ đói nghèo ở khu vực nông thôn, các xã vùng sâu, các xã biên giới, các xã đặc biệt khó khăn còn lại là các xã gần đường tỉnh lộ và thị trấn.

Phân tích tình hình đói nghèo hiện nay của huyện Hoàng Su Phì cho thấy sự phân chia giàu nghèo ở các vùng nông thôn, thành thị cũng đang diễn ra khá phổ biến và có xu thế ngày càng giãn cách. Các hộ có vốn, có kinh nghiệm làm ăn đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên vươn lên làm giàu với mức thu nhập vài chục triệu đồng một năm, trong khi các hộ nghèo vẫn đang nghèo đi do không có vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Theo số liệu thống kê, năm 2007 huyện Hoàng Su Phì có 348 hộ giàu, trong đó có khoảng hơn 57 hộ có mức thu nhập từ 20-30 triệu đồng/năm và có khoảng hơn 10 hộ có mức thu nhập trên 30 triệu đồng/năm.

Xét theo nghề nghiệp thì tỷ lệ đói nghèo cao nhất thuộc về những người làm ruộng. Đây là những hộ thuần nông, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp trong khi đó sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, chỉ một đợt hạn hán hay mưa bão là có thể cướp đi toàn bộ thành quả lao động lao động của hộ và sẽ đưa họ từ mức nghèo xuống đói và từ trung bình xuống nghèo. Ngược lại, những hộ gia đình do có người làm nghề gián tiếp, thương nhân hoặc dịch vụ là chủ hộ thì ít có khả năng bị đói nghèo, do thu nhập của những người này mà mức nghèo khổ của của gia đình họ thường thấp hơn mức nghèo đói chung. Những người sống trong các hộ gia đình mà chủ hộ không đi làm, do đã nghỉ hưu hoặc lý do khác thì có nhiều khả năng bị đói nghèo. Những hộ ít có khả năng đói nghèo nhất là những hộ có người chủ hộ làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước, bởi vì hàng tháng họ nhận được lương và các khoản thu khác theo lương gần như cố định do Nhà nước trả và khoản này gần như chắc chắn đảm bảo cho họ có cuộc sống từ mức trung bình trở lên. Mà những người này sống tập trung nhiều ở khu vực thị trấn.

1.3- Theo xã, thị trấn.

Thực hiện Quyết định số: 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo trong giai đoạn 2006-2010: hộ nghèo

là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000 đồng/người/tháng ở vùng nông thôn hoặc hộ có thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng ở thành thị và thực hiện nghị quyết của Ban thường vụ tỉnh uỷ, nghị quyết của HĐND tỉnh và kế hoạch của UBND tỉnh, các cấp, các ngành đoàn thể từ tỉnh đến huyện, thị xã, phường, xã đều có kế hoạch tổ chức thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo, triển khai sâu rộng cuộc vận động trong toàn Đảng, toàn dân giúp nhau xoá đói, giảm nghèo.

Tuy vậy quá trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì trong những năm qua diễn ra không đều nhau. Trong năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện theo số liệu điều tra là 17,28%, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện theo số liệu điều tra là 54,79%, tỷ lệ hộ nghèo đói tăng nhanh. Nguyên nhân tăng nhanh như vậy một phần do sự thay đổi chuẩn mực đói nghèo. Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng (Bảng 8, bảng 9).

Căn cứ vào bảng 3 ta thấy tỷ lệ nghèo đói ở huyện Hoàng Su Phì phân bố không đồng đều một số xã có tỷ lệ nghèo đói thấp song bên cạnh đó còn có những xã có tỷ lệ nghèo đói cao gấp 2 lần tỷ lệ bình quân chung toàn huyện

Bên cạnh những xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao như: Bản máy, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Pố Lồ, thì cũng có tỷ lệ hộ đói nghèo thấp như: Nậm Dịch, Nậm Ty, Thông Nguyên, Nam Sơn, Hồ Thầu. Đây là các xã có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn, vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc giao lưu với các vùng khác trong huyện và là các xã có diện tích trồng chè chủ yếu của huyện, hơn nữa trình độ dân trí của nhân dân khá cao chính vì vậy mà các xã này có tỷ lệ đói nghèo thấp. Đa phần các hộ nghèo đói còn lại là những hộ đặc biệt, hộ gia đình chính sách, gia đình có người ốm đau, bệnh tật hoặc là những hộ dân tộc Hơ Mông sống ở trên cao. Để giúp các hộ này thoát cảnh nghèo cần có sự quan tâm giúp đỡ thường xuyên của Nhà nước và chính quyền các cấp. Những xã có tỷ lệ đói nghèo cao là những xã cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi còn thiếu và yếu, trình độ dân trí của người dân còn thấp, không có

nghề phụ …điều này đã khiến cho tỷ lệ đói nghèo ở các xã này còn cao. Qua tìm hiểu thì thấy các hộ đói nghèo ở đây chủ yếu do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Để xoá đói giảm nghèo cho vùng này tỉnh và huyện cần tập trung hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, trường học, đồng thời giúp đỡ bà con về vốn và kinh nghiệm làm ăn.

Hàng năm huyện đều tổ chức điều tra nắm chắc hộ nghèo để triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. Đến nay huyện Hoàng Su Phì đã tạo lập được hệ thống dữ liệu quản lý 9678 người nghèo, đói của huyện bằng máy tính ở phòng Lao động - Thương binh và xã hội và sổ thống kê theo dõi ở xã, thị trấn để tạo cơ sở thực hiện chính sách xã hội cho từng đối tượng.

Mặc dù Hoàng Su Phì đạt được tốc độ xoá đói giảm nghèo nhanh nhưng điều này không có tính vững trắc và còn nhiều tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để hướng đến một chiến lược xoá đói giảm nghèo toàn diện như vấn đề tái đói nghèo. Theo kết quả điều tra thống kê hộ đói nghèo hàng năm ở Bắc Giang thì ở Bắc Giang vẫn tồn tại tình trạng tái đói nghèo. Qua phân tích cho thấy tuy các hộ thoát khỏi đói nghèo nhưng ranh giới giữa trung bình và đói nghèo không lớn, cuộc sống của những hộ này rất bấp bênh, chỉ cần gặp phải một sự biến động nhỏ như gia đình có người ốm đau hay mất mùa cũng đã đẩy các hộ này trở lại trình trạng nghèo đói.

Quá trình xoá đói giảm nghèo ở huyện Hoàng Su Phì đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể bức tranh đói nghèo ở huyện Hoàng Su Phì ta thấy hiện nay tỷ lệ đói nghèo còn cao và tiềm ẩn nhiều vấn đề mâu thuẫn bên trong cần giải quyết như phân hoá giàu nghèo, phân hoá giữa các khu vực, các huyện trong tỉnh. Muốn xây dựng được một huyện Hoàng Su Phì giàu mạnh, công bằng, văn minh thì trong thời gian tới chính quyền huyện cần có chính sách hết sức cụ thể để xoá đói giảm nghèo; đặc biệt là ưu tiên xoá đói giảm nghèo cho các khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao để công

tác xoá đói giảm nghèo ở huyện Hoàng Su Phì được tốt hơn trong những năm tới. (Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng 10, 11, 12).

Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn một số tồn tại sau:

+ Nhận thức và trách nhiệm chỉ đạo ở một số ngành và UBND xã có việc chưa sát.

+ Công tác tổ chức cán bộ nhất là cán bộ làm công tác XĐ - GN ở một số ít xã chưa được coi trọng, năng lực cán bộ còn hạn chế.

+ Một số chương trình thực hiện cho XĐ - GN hiệu quả chưa cao, tổ chức thực hiện các chương trình còn có biểu hiện trông chờ ỷ lại cấp trên.

+ Đầu tư cho xã nghèo tuy có nhiều cố gắng song còn chưa nhiều và chưa toàn diện.

+ Thực hiện việc tư vấn trợ giúp cho hộ nghèo về phương pháp cách làm ăn tuy đã được quan tâm song chưa nhiều, chưa thường xuyên nhất là viẹc dạy nghề và tạo việc làm cho hộ nghèo còn hạn chế. một số hộ nghèo còn thiếu quyết tâm vượt nghèo.

+ Thực hiện việc cho vay vốn ưu đãi cho hộ nghèo ở một số cơ sở cọn chưa đúng đối tượng việc quản lý và sử dụng vón còn có biểu hiện chưa chặt chẽ ở một số cơ sở để dư nợ quá hạn kéo dài ảnh hưởng đến việc chu chuyển vòng quay của vốn.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Thực trạng về đói, nghèo của huyện Hoàng Su Phì và những giải pháp cơ bản trong công cuộc xoá đói giảm nghèo hiện nay (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w