Hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu g/a Ng­­u van 6 hk1 (Trang 38 - 44)

1. Bài cũ: Nêu một số lỗi thường gặp? Cho ví dụ?

Nguyên nhân mắc lỗi?

2. Giới thiệu bài mới

Ngoài những lỗi lặp từ, lẫn lộn giữa các từ gần âm, chúng ta còn mắc lỗi nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

3. Bài mới

Hoạt động thầy Họat động trò

GV treo bảng phụ ghi sẵn 3 ví dụ a, b, c sgk HS đọc

H. Hãy chỉ ra những từ dùng sai nghĩa? H. Em hãy giải thích nghĩa các từ trên?

H. Hãy thay các từ đã dùng sai bằng những từ khác?

H. Nêu nguyên nhân mắc lỗi?

H. Tìm hướng khắc phục?

HS đoc bài tập 1

HS lên bảng làm ở bảng phụ

HS đọc yêu cầu bài tập 2 HS điền từ vào chổ trống

GV đọc bài tập 4 : HS nghe - viết

I.Dùng từ không đúng nghĩa

a. Yếu điểm -> điểm quan trọng

b. Đề bạt -> cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao qđịnh mà không phải do bầu cử).

c. Chứng thực -> xác nhận là đúng sự thật

Thay:- yếu điểm bằng nhược điểm hoặc điểm yếu - đề bạt -> bầu

- chứng thực -> chứng kiến + Nguyên nhân: - Không biết nghĩa

- Hiểu sai nghĩa

- Hiểu nghĩa không đầy đủ + Khắc phục

- Không hiểu hoặc hiểu chưa rõ nghĩa thì chưa dùng.

- Khi chưa hiểu nghĩa thì cần tra từ điển. II. Luyện tập

1. Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng - bản (tuyên ngôn) - bảng (tuyên ngôn) - (tương lai) sáng lạng - (tương lai) xán lạn - (bức tranh) thuỷ mặc – (bức tranh) thuỷ mạc - (nói năng) tuỳ tiện - (nói năng) tự tiện - bôn ba (hải ngoại) - buôn ba (hải ngoại) 2. Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống a. khinh khỉnh: tỏ ra……

b. khẩn trương: nhanh, gấp…. c. băn khoăn: không yên lòng…. 3. Chữa lỗi dùng từ

a. Thay tống bằng tung

b. Thay thực thà bằng thành khẩn

bao biện bằng nguỵ biện

c. tinh tú bằng tinh tuý hoặc tinh hoa 4. Chính tả nghe - viết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.Hướng dẫn về nhà

- Nắm vững nguyên nhân mắc lỗi, biện ơpháp khắc phục - Học kĩ những nội dung bài học

- Ôn lại các bài đã học, tiết sau kiểm tra văn

--- Ngày soạn 19/10/2006

Tiết 28: kiểm tra văn

Soạn sau

---

Ngày soạn 25/10/2006

Tiết 29: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN

A. Mục tiêu cần đạt:

Qua tiết học tạo cơ hội cho HS

- Luyện nói, làm quen với phát biểu miệng

- Biết lập dàn bài kể chuyện và kể một cách chân thật B. Chuẩn bị : HS chuẩn bị bài ở nhà

C. Hoạt động dạy học

1. Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS

2. Bài mới: GV giới thiệu mục đích của tiết luyện nói

Hoạt động thẩy Hoạt động trò

GV hướng dẫn HS lập dàn ý để kể về gia đình mình.

H. Mở bài giới thiệu như thế nào? H. Thân bài kể như thế nào?

Khi kể từng người trong gia đình cần có them cảm nghĩ của mình về người đó.

H. Kết bài nêu điều gì? GV chia nhóm làm Gọi HS nói trước lớp

Gọi các em khác bổ sung, GV nhận xét cho điểm. Ngoài những đề trên GV có thể ra những đề khác Ví dụ: Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ (thơng binh) neo đơn.

I. Dàn ý.

A. Mở bài: Lời chào và lí do kể chuyện B. Thân bài: Giới thiệu chung về gia đình - kể về bố

- kể về mẹ - kể về anh, chị - kể về em

- kể về bàn thân mình

C. Kết bài: Tình cảm của mình đối với gia đình. Lời chào , lời cảm ơn.

II. Luyện nói trên lớp

HS thảo luận theo nhóm HS trình bày

HS khác bổ sung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dàn ý

a. Mở bài

- Nhân dịp nào đi thăm

- Ai tổ chức, đoàn gồm những ai

- Dự định đến thăm gia đình nào, ở đâu? B. Thân bài

- Chuẩn bị cho cuộc đi thăm?

- Tâm trạng của em trước cuộc đi thăm?

- Trên đường đi? Đến nhà liệt sĩ? Quang cảnh gia đình?

- Cuộc gặp gỡ viếng thăm diễn ra như thế nào? Lời nói,việc làm? Quà tặng?

c. Kết luận

-Ra về, ấn tượng về cuộc đi thăm?

3. Hướng dẫn về nhà

- Tập kể về công việc một ngày của em - Soạn bài Cây bút thần

Ngày 26/10/2006

Tiết 30: CÂY BÚT THẦN

A. Mục tiêu cần đạt: HS cần

- Hiểu nội dung của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện.

B. Chuẩn bị: tranh minh hoạ C. Hoạt động dạy học

1. Bài cũ: GV treo bảng phụ

+Tác giả dân gian dùng hình thức ra câu đố trong truyện Em bé thông minh nhằm mục đích nào? Điền Đ, S vào cá câu trả lời sau

_Đề cao trí tuệ nhân dân, trí tuệ dân tộc

-Tạo tình huống để câu chuyện xẩy ra theo dụng ý nghệ thuật của mình -Đánh đố người nghe, người đọc

-Tạo yếu tố bất ngờ, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. + Cảm nhận của em về em bé thông minh?

2. Giới thiệu bài mới

Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc - một nước láng giềng, có quan hệ giao lưu và có nhiều nét tương đồng về văn hoá với nước ta. Truyện cây bút thần thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu cuả con người. Sức hấp dẫn của truyện cổ tích này không chỉ ở nội dung mà còn rất nhiều chi tiết thần kì độc đáo, lung linh.

3. Bài mới

Hoạt động thầy Hoạt động trò

GV hướng dẫn đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh; chú ý phân biệt lời kể và lồi một số nhân vật trong truyện.

GV tạm chia truyện thành các đoạn, HS nêu ý chính mỗi đoạn.

-Đoạn 1: Từ đầu…..lấy làm lạ. - Đoạn 2: tiếp ….. cho thùng - Đoạn 3: tiếp …. Phóng như bay - Đoạn 4: tiếp ….. lớp sóng hung dữ - Còn lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 1, 3, 4,7,8. H.Trong truyện cây bút thần ai là nhânvậtchính? Vì sao em biết đó là nhân vật chính?

H. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? Đặc điểm của kiểu nhân vật này là gì?

H. Kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết? HS kể

H. Mã Lương được giới thiệu như thế nào? H. Trong lời giới thiệu đó có chi tiết nào đáng chú ý?

H. Những điều gì đã giúp Mã Lương vẽ giỏi?

I. Đọc - hiểu chú thích

HS nghe HS đọc, kể HS nêu ý chính

->Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần -> Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ -> Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ -> Mã Lương dùng bút thần chống lại tên vua hung ác, tham lam.

-> Những truyền tụng về ML và cây bút thần II. Tìm hiểu văn bản

1. Nhân vật Mã Lương

->Vì nhân vật gắn liền với hình tượng nghệ thuật, cây bút thần kì thể hiện chủ đề tư tưởng

Nhân vật có tài năng kì lạ

- Mỗi người có 1 tài năng kì lạ, nỗi bật nào đó và luôn dùng tài năng ấy dể làm việc thiện, chống lại cái ác.

-> Cha mẹ mất sớm, nghèo khổ, tự kiếm sống. -Thông minh, thích học vẽ, chăm chỉ

- Thích học vẽ, vẽ giỏi 2. Mã Lương vẽ giỏi

H. Những điều ấy có quan hệ với nhau ra sao?

HS thảo luận nhóm - đại diện nêu

GV cho HS nhắc lại những điều giúp Mã Lương vẽ giỏi. Liên hệ thực tế

chỉ cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có. - Nguyên nhân thần kì: Mã Lương được thần cho cây bút bằng vàng, để vẽ được vật có khả năng như thật – tô đậm, thần kì hoá tài vẽ của Mã Lương, là sự ban thưởng xứng đáng cho người say mê, có tâm, có tài, có chí, khổ công học tập. -> Những nguyên nhân trên có quan hệ chặt chẽ với nhau: thần cho Mã Lương cây bút chứ không phải vật gì khác và cũng chỉ có Mã Lương chứ không phải ai khác cũng được thần cho cây bút thần . 4. Hướng dẫn về nhà - Nắm vững bàihọc - Chuẩn bị phần còn lại --- Ngày soạn 26/10/2006 Tiết 31: CÂY BÚT THẦN A. Mục tiêu cần đạt: HS cần

- Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của truyện cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc của truyện.

- Kể lại được truyện này.

B. Chuẩn bi: tranh minh hoạ, bảng phụ C. Hoạt động dạy học

1. Bài cũ: Những nguyên nhân nào giúp Mã Lương vẽ giỏi? 2. Giới thiệu bài mới

Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về nhân vật Mã Lương và những nguyên nhân giúp Mã Lương vẽ giỏi. Sau khi có được cậy bút thần, Mã Lương đã sử dụng nó như thế nào, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

3. Bài mới

Hoạt động thầy Hoạt động trò

H. Mã Lương đã dùng cây bút thần để làm gì? GV treo tranh minh hoạ

H. Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ?

H. Em có nhận xét gìd về những đồ vật ấy? H,. Theo em tại sao Mã Lương không vẽ cho họ lúa gạo, áo quần, vàng bạc mà lại chỉ vẽ những dụng cụ bình thường đó?

HS suy nghĩ trả lời GV liên hệ đọc bài ca dao: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Bàn tay ta làm nên tất cả…….thành cơm” H. Bức tranh trang 81 minh hoạ cho chi tiết nào? Miêu tả bình và đặt tên?

H. Mã Lương đã vẽ những gì cho tên địa chủ,

3. Mã Lương sử dụng cây bút thần

+ Vẽ chim -> cất tiếng hót

+ Vẽ cá -> vẫy đuôi trườn xuống sông + Vẽ cho những người nghèo khổ - cày, đèn, cuốc, thùng…

-> công cụ lao động, đồ dùng bình thường. => Điều này có ý nghĩa rất sâu sắc, Mã Lương đã không vẽ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ mà chỉ vẽ các phương tiện cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, lao động, tạo ra gạo thóc, nhà cửa và các của cải khác. Của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Các đồ vật Mã Lương vẽ là những đồ vật hữu ích cho mọi nhà.

+ Chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác

nhà vua?

H. Tại sao Mã Lương không vẽ bất cứ thứ gì…?

H. Qua việc vẽ cho địa chủ và vua, em thấy Mã Lương là người như thế nào?

H. Theo em để tiêu diệt kẻ ác cần phải có những điều kiện gì?

H. Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà em đã vẽ?

HS thảo luận - trả lời

Chi tiết ML vẽ cò trắng nhưng sơ ý 1 giọt mực rơi vào đúng mắt cò khiến cò từ trong tranh xoè cánh bay đi là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. giàu ý nghĩa , em thử phân tích?

H. Truyện này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em những chi tiết nào trong truyện là lí thú và độc đáo hơn cả?

H. Hãy nêu ý nghĩa của truyện?

* Ghi nhớ : HS đọc SGK

- Vẽ mũi tên và chiếc cung để tiêu diệt hắn và thoát thân

* Vua: - Vẽ cóc ghẻ

- Vẽ gà trụi lông -> ngược ý vua - Vẽ sóng biển -> chôn vùi vua

-> Căm ghét tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác.

-> khảng khái, dũng cảm, mưu trí, thông minh và cây bút thần

- Ngòi bút thần đã trải qua nhiều tình huống thử thách, từ thấp đến cao, từ chổ không vẽ gì cho tên địa chủ đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muốn của vua từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chổ chủ động diệt kẻ ác lớn nhất để trừ hoạ cho mọi người. Mã Lương như người được trao sứ mệnh vung bút thần để tiêu diệt kẻ ác,thực hiệncông lí ->Trước hết đây là một chi tiết nghệ thuật đầy dụng ý. Noá như một nhịp cầu nghệ thuạt nối liền 2 cuộc đấu, đưa mạch truyện pt hợp lí và tự nhiên.

- Chứng tỏ tài năng siêu phàm của ML-vẽ tranh thành thật.

- ML là hoạ sĩ của người dân nên ưa những con vật gần gũi thân thuộc với cuộc sống của họ….. HS trả lời

4. Ý nghĩa của truyện

- Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: những người chăm chỉ, tốt bụng, thông inh được nhận phần thưởng xứng đáng, kẻ độc ác tham lam bị trừng trị.

- Khẳng định tài năng phải phuc vụ nhân dân…. - Khẳng định nghệ thuật chân chính…..

- Thể hiện mơ ước và niềm tin……

Bài tập trắc ngiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mã Lương dùng cây bút thần vào việc gì?

A. Thoã mãn khát vọng của cá nhân; B. Phục vụ lũ người tham lam, độc ác;

C. Trả thù cá nhân đối với vua, bọn quan lại, địa chủ;

D. Làm điều thiện để thể hiện ước mơ công lí cho người nghèo khổ

Bài tập về nhà

So sánh 2 nhân vật Em bé thông minh và nhân vật Mã Lương để thấy rõ sự giống và khác về phẩm chất, tính cách giữa hai nhân vật.

4. Hướng dẫn về nhà

- Học kĩ bài, nắm vững nội dung bài học - Chuẩn bị bài Danh từ

---

Ngày soạn 27/10/2006

Tiết 32: DANH TỪ

A. Mục tiêu cần đạt: HS cần hiểu được: - Đặc điểm của danh từ

- Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vạt

Một phần của tài liệu g/a Ng­­u van 6 hk1 (Trang 38 - 44)