2 Gạo 85 17 Máy tính + điện tử
III-/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
1-/ Giải pháp cho sản phẩm xuất khẩu.
Với việc đề caơu tiên chiến lược hướng về xuất khẩu thì việc xem xét tìm ra những yếu kém và biện pháp tháo gỡ cho các sản phẩm xuất khẩu là hết sức cần thiết. Qua thực trạng hoạt động xuất khẩu hiện nay của Việt Nam, chúng ta thấy còn nhiều vấn đề nổi cộm, cần được khắc phục. Có thể đúc kết trên những mặt sau:
1.1. Yếu kém trong công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch
Với những yêu cầu tăng lượn sản phẩm chế biến, đặc biệt là chế biến sâu thì những yếu kém trong công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch cần phải khắc phục ngay. trong giai đoạn đầu CNH-HĐH đất nước, phương châm hàng đầu của Việt Nam là phát triển mạnh vào các ngành công nghiệp phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nhưng trên thực tế, việc kết hợp hai lĩnh vực này còn tỏ ra lỏng lẻo. Bằng chứng là công nghệ sau thu hoạch của ta còn quá thiếu và yếu, gây bất lợi cho hàng nông sản xuất khẩu. Cũng là mặt hàng gạo xuất khẩu, nhưng do công nghệ xay xát của ta lạc hậu dẫn đến gạo bị gãy nát, độ bóng không cao, giảm phẩm chất nên giá thành xuất khẩu gạo của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái lan... Bên cạnh công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến vài năm trở lại đây tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn yếu và chưa đồng bộ. Công nghệ chế biến mới chỉ tập chung vào một số ngành, lĩnh vực nhất định với trình độ trung bình và thấp, nhiều ngành đòi hỏi công nghệ chế biến cao hơn, như dầu khí chẳng hạn thì ta chưa đáp ứng được. Trong khi ta xuất khẩu dầu thô thì lại không có công nghệ chế biến, từ đó phải nhập xăng, dầu từ nước ngoài với giá thành rất cao.
Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải tăng cường được công nghệ ở hai khía cạnh này. Điều đó có thể tiến hành song song bằng hai cách sau:
- Thứ nhất, với việc phát triển công nghiệp trong nước, cần chú ý tăng cường hơn nữa đến phát triển công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch để đẩm bảo tính gắn kết giữa công nghiệp và nông nghiệp
- Thứ hai, nếu sức phát triển công nghiệp trong nước chưa đáp ứng đủ và hợp cho yêu cầu này thì cần thiết phải bổ sung bằng công nghệ nhập khẩu của nước ngoài qua việc chuyển giao công nghệ.
1.2. Chưa khai thác được các thị trường cần.
Một số quan điểm chỉ đạo của các cấp các ngành hiện nay tập chung vào khẩu hiệu: Phải xuất vào các ngành người ta cần, không chỉ xuất cái ta có. Trên thực tế, xuất khẩu của ta vẫn chạy theo hướng “cái ta có” chứ chưa thực sự đáp ứng được cái “người ta cần”. Để làm được điều này, đòi hỏi cần có trình độ nghiên cứu và phát triển nhất đinh, nhưng đáng tiếc việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Việt Nam còn rất hạn chế. Trong những năm tới, việc đầu tư thích đáng cho nghiên cứu và phát triển là rất cần thiết. Không phải ta có gạo là xuất khẩu gạo, mà phải xem thị trường thế giới cần gạo gì, pơhẩm chất ra sao mà hướng thay đổi giống lúa phục vụ xuất khẩu đạt chất lượng cao, hay như cần thiết phải nghiên cứu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng gì và cơ cấu ngành công nghiệp chế biến ra sao để tạo ra được đúng sản phẩm xuất khẩu như thị trường thế giớ mong muốn.
1.3. Sự lệ thuộc tương đối voà thị trường trung gian.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đều thừa nhận trong giai đoạn hiện nay còn phải lệ thuộc tương đối vào những thị trường trung gian nghĩa là không có những thị trường trung gian này, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khó có thể đến được thị trường thứ ba và được thị trường này chấp nhận. Nguyên nhân của vấn đề này là do sản phẩm xuất khẩu của ta chưa tạo được uy tín trên thị trường thế giới, đặc biệt là còn thiếu các kênh phân phối và tiêu thụ. Nếu không có một hệ thống kênh phân phối và tiêu thụ trực tiếp đến người tiêu dùng thì đến bao giờ khách hàng quốc tế mới biết được về sản phẩm “made in Việt Nam “ bao
giơ sản phẩm của ta mới tạo được lòng tin với khách hàng để họ chấp nhận. Vậy, để giải quyết vấn đề đó đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận trực tiếp được với khách hàng qua các kênh phân phối và tiêu thụ. Đây chính là gạch nối quan trọng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam là với mỗi mặt hàng cụ thể và thị trường cụ thể và tính chất công việc cụ thể mà cần phải định hướng cho mình đi vào loại kênh phân phối nào? Với chủng loại hàng hoá cao cấp, trung bình hay đại chúng? và bằng con đướng tham gia vào các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành, hay liên kết với các nhà sản xuất tại chỗ, hoặc phải tính đến việc liên doanh hình thành những công ty bán lẻ của Việt Nam đóng vai trò cầu nối cho hàng Việt Nam chen chân vào thị trường của hàng này.
1.4. Cần khai thác tối đa cơ hội, giá trị của sản phẩm xuất khẩu.
Như đã đề cập ở trên, chúng ta đã không khai thác hết giá trị của sản phẩm xuất khẩu như: yếu kém trong khâu chế biến dẫn đến phải suất các sản phẩm sơ chế với hiệu quả kinh tế thấp; chưa thân nhập vào được các thị trường cuối cùng nên phải chia sẻ giá trị với nước nhập khẩu trung gian. Không chỉ có vậy, nhiều cơ hội cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam giành phần thắng nhưng chúng ta vẫn chưa khai thác được tố, vận dụng được tối đa. Có thể nêu một số ví dụ như:
- Với ngành dệt may, vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu (GSP) là hết sức hấp dân. Ví dụ như tại Nhật bản, mức ưu đãi này cho sản phẩm dệtmay thường bằng 50% mắc thuế chung; tại EU, chênh lệch này từ 7 đến 12%; hay tại Mỹ, các sản phẩm dệt may hưởng ưu đãi GSP không nhiều, nhưng khi đã được thì có thể miễn thuế... Nhưng trên thực tế, chúng ta chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xuất sứ để tận dụng được cơ hội hưởng GSP này. Do vậy, cần phải làm gì để được hưởng ưu đãi GSP cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là vấn đề cần được tháo gỡ.
- Hay như tại thị trường Mỹ, cũng là hàng may mặc nhập khẩo, nhưng hàng của ta phải chịu thuế nhập khẩu từ 40-90% ( giá nhập ), trong khi hàng may mặc
của nhiều nước khác chỉ phải chịu mức thuế 25%. Đó chính là sự phân biệt đối xử. Nguyên nhân của vấn đề này là do chúng ta chưa thực sự tạo ra được mối quan hệ tố với bạn hàng, từ đó dẫn đến sự phân biệt đối xử bất lợi cho ta, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.
Tóm lại phải tìm được chìa khoá tháo gỡ các vấn đề trên đó là cơ hội nếu ta biết nắm bắt và ngược lại nó cũng sẽ là đe doạ nếu không khai thác được.
1.5. Cần có sự gắn kết hơn nữa giữa nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu.
Có một nguyên nhân không kém phần quan trọng khiến cho công tác xuất nhập khẩu của ta hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém là sự gắn kết giữa nhà nước và các doanh nghiệp trong nước còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ. Chúng ta thấy cần thiết phải tạo lập được mối liên hệ này tốt hơn trên cơ sở nhà nước trợ giúp, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp có điều kiện phát huy sức cạnh tranh, ngược lại, các doanh nghiệp nếu làm tốt sẽ tác động trở lại giúp nhà nước ổn định môi trường kinh doanh và thành công trong vấn đề quản lý vĩ mô nền kinh tế. Với hướng làm như trên, thời gian tới chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần bắt tay vào làm tốt những mặt sau:
- Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu: Để mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu thì đây là biện pháp hàng đầu nhằm tăng tính cạnh trạnh cho sản phẩm Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cần thiết phải tăng cường hơn nữa nếu cho đầu tư chiều sâu, tiếp cận công nghệ tiên tiến, củng cố khâu quản lý, tăng năng suất lao động, thực hành tiết kiệm và giữ chữ “tín” với khách hàng. Đặc biệ, cần sớm áp dụngcác hệ thống quản lý chất lượng, năng suất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu: Đây là điểm yếu của nền kinh tế thị trường còn chậm phát triển như Việt Nam. “đói” thông tin về thị trưòng ngoài nước gây rất nhiều trở ngại cho hướng đi của các doanh nghiệp xuất khẩu. Để giải quyết vấn đề nhà nước cần cung cấp đầy đủ thông tin vè thị
trường thế giới cho các doanh nghiệp trong nước, trước mắt là 68 thị trường có quan hệ ưu đãi thưong mại với Việt Nam bằng nhiều cách: thông tin đại chúng, tập san, nói chuyện chuyên đề...
- Giảm cước, giúp đỡ các doanh nghiệp có điều kiện sử dụng rộng rãi mạng internet để truy cập thông tin, giao dịch với khách hàng, mở trang Web để giới thiệu về mình.
- Dùng mọi biện pháp giúp doanh nghiệp hiểu được thị trường nước ngoài để họ có thể bán những gì mà khách hàng cần chứ không phải những gì họ có.
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ doanh nhân Việt Nam với nghiệp vụ giỏi, ngoại ngữ thông thạo, có bản lĩnh, giàu nghị lực, tính tiến thủ, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, cần thành lập cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia, có chi nhánh ở các trung tâm thưong mại lớn của đất nước để quản lý và hoạch định cho hoạt động ngoại thương Việt Nam.
2-/ Giải pháp cho sản phẩm nhập khẩu.
Song song với công tác k, chúng ta cũng không thể xem nhẹ các hoạt động nhập khẩu. Qua con đường nhập khẩu, chúng ta có thể bổ sung những gì còn thiếu và yếu cho sản xuất trong nước. Hiện nay, vấn đề nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam vẫn còn một số yếu kém cần tháo gỡ ngay, đó là:
2.1. Còn nhập khẩu công nghệ lạc hậu không phù hợp.
Thông qua công tác nhập khẩu, vai trò quan trọng nhất của nó là chuyển giao công nghệ cho Việt Nam từ nước có trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Qua việc chuyển giao này, chúng ta có thể bổ sung hoàn thiện hệ thống máy móc, kỹ thuật và công nghệ còn lạc hạu. Đó là lợi thế của nước đi sau. Chính vì vậy mà chính phủ Việt Nam đã rất coi gtrọng, ưu tiên và khuyến khích cho việc nhập khẩu tư liệu sản xuất, máy mọc thiết bị. Tuy nhiên, hoạt động này thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì mục tiêu thu lợi, nhiều công
nghệ đã được nhập về không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, quá lạc hậu hay là công nghệ cũ trong tương lai. Cái khó là ta còn thiếu kỹ thuật viên giỏi nên nhiều khi máy móc phải qua thời gian sử dụng mới phát hiện được. Việc nhập khẩu máy mọc, tư liệu sản xuất không đòi hỏi là phải đạt đến trình độ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, nhưng nhất thiết là phải đảm bảo phù họp với yêu cầu và khả năng của Việt Nam và hướng được vào công nghệ nguồn. Thời gian tới, công tác quản lý hoạt động nhập khẩu cần chú trọng hơn nữa tới khâu này, tránh vì tư lợi mà nhập khẩu máy móc thiết bị không phù hợp, đem lại những hậu quả, tổn thất khó có thể lường hết được, đặc biệt là cần đào tạo được một đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, trình độ cao, đủ khả năng tiếp cận được với khoa học-công nghệ tiên tiến của thế giới.
2.2. Hiện tượng hàng nhập lậu, trốn thuế vẫn còn phổ biến.
Một vấn đề nhức nhối với công tác nhập khẩu của ta hiện nay là hiện tượng nhập lậu, trốn thuế. Vài năm trở lại đây, ngoài việc trốn thuế hàng nhập khẩu gây ra thất thu cho ngân sách nhà nước, các loại hàng nhập lậu bằng nhiều con đường, nhiều biện pháp cách thức khác nhau đã tràn vào Việt Nam gây ra những hậu quả không nhỏ cho nền kinh tế, đặc biệt là sóng gió cho các nhà sản xuất trong nước. Thường hàng nhập lậu là những mặt hàng quốc cấm, hàng không khuyến khích nhập khẩu và bị đánh thuế rất cao. Nhưng thị trường càng khan hiếm thì lại càng hấp dẫn cho bọn tư thương tư lợi. Nếu cứ tiếp tục để cho loại hàng này tràn vào trong nước sẽ gây ra những đảo lộn cho thị trường, bóp chết các nhà xản xuất trong nước và nhiều hậu quả xấu khác. Thời gian tới, để quản lý chặt nhập khẩu trên tuyến này, chúng ta cần làm tốt các mặt sau:
- Quản lý, giám sát chặt các con đường, đầu mối mà hàng nhập lậu có thể đi qua.
- Kiên quyết phạt nặng những kẻ vi phạm
- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác như dán tem, thông báo rộng rẫi cho người tiêu dùng...
Trên đây là một số giải pháp cụ thể đưa ra nhằm tháo gỡ những yếu kém trong công tác xuất nhập khẩu của ta hiện nay. Làm được tốt những điều này sẽ góp phần hỗ trợ để có thể thực thi được đúng và tốt các chính sách đã nêu ra.
KẾT LUẬN