I-/ XU THẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 2010.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. (Trang 35 - 37)

quát dưới đậy.

I-/ XU THẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAMGIAI ĐOẠN 2000 - 2010. GIAI ĐOẠN 2000 - 2010.

1-/ Xu thế phát triển của ngoại thương.

Dựa trên đặc điểm, tình hình quốc tế, xu hướng phát triển khách quan của thời đại quy định, chúng ta có thể thấy một số xu hướng phát triển chính của hoạt động ngoại thương thời gian tới sẽ hướng vào các vấn đề sau:

* Đồng thời với sự gia tăng mạnh mẽ của các hoạt động xuất khẩu hữu hình (ngoại thương hữu hình), các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ (ngoại thương vô hình) và các hoạt động chuyển giao công nghệ, bảo vệ hoặc cho thuê hoặc chuyển nhượng các quyền sở hữu trí tuệ sẽ không ngừng tăng về quy mô giá trị trong thương maị thế giới.

* Các sản phẩm có hàm lượng chất xám (kỹ thuật - công nghệ cao), có giá trị gia tăng lớn cũng sẽ không ngừng tăng về tốc đọ phát triển, quy mô giá trị và tỷ trọng giá trị trong giá trị thương mại quốc tế. Ngược lại, các sản phẩm sơ cấp, bao gồm các sản phẩm thô và sơ chế sẽ tiếp tục giảm tỷ trọng trong tổng giá trị thương mại thế giới. Trong tiêu dùng, các sản phẩm có kích cỡ nhỏ, gọn nhẹ,

hình thức đẹp có xu hướng phát triển mạnh, mặc dù tuổi thọ của chúng có thể giảm hơn trước.

* Giá cả của các sản phẩm sơ cấp ngày càng bất lợi so với các sản phẩm đã qua công nghiệp chế tạo, chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.

* Cùng với xu thế quốc tế hoá, toàn cấu hoá, quá trình “tự do hoá thương mại”ngày càng gia tăng là yêu cầu phát triển khách quan của ngoại thương quốc tế. Quá trình này sẽ nảy sinh và phức tạp, vừa có lợi vừa không có lợi cho sự nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực của các nước đang phát triển, nhất là đối với các nước có nền kinh tế phát triển chưa cao.

2-/ Định hướng của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010.

Qua nội dung và tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước tại các kỳ Đại hội Đảng VI, VII, VIII, ta có thể thấy rõ một số định hướng cho hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn 200 - 2010 như sau:

- Đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội trong hoạt động ngoại thương.

Quan điểm này chỉ rõ, đổi mới và phát triển ngoại thương chỉ thực sự có ý nghĩa tích cực khi đảm bảo được hiệu quả. Hiệu quả của hoạt động ngoại thương không chỉ đơn thuần là xem xét trên mặt hiệu quả kinh doanh mà nó còn phải đảm bảo về mặt kinh tế - xã hội. Hiệu quả kinh doanh thể hiện ở kết quả lợi nhuận thu được và là lý do tồn tại của một tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiệu quả kinh tế - xã hội là những tác động trực tiếp đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội như: Nâng cao quy mô, tốc độ tăng trưởng của GDP và bình quân GDP đầu người; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức sống thực tế, tạo việc làm cho người lao động; phát huy được các lợi thế so sánh, bảo vệ môi trường sinh thái,...

Việc kết hợp chặt chẽ hiệu quả kinh tế - xã hội với hiệu quả kinh doanh chính là sự cụ thể hoá quan điểm kết hợp kinh tế với chính trị trong kinh doanh

ngoại thương theo định hướng XHCN, trong đó, hiệu quả kinh tế xã hội cần được coi là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại thương.

- Mở rộng hoạt động ngoại thương phải đặt trong mối quan hệ thống nhất hữu cơ giữa yêu cầu, phát triển kinh tế với yêu cầu bảo vệ độc lập chủ quyền chính trị, an ninh quốc gia, không đi chệch hướng XHCN.

Thực chất tư tưởng chỉ đạo của quan điểm này là đổi mới và phát triển ngoại thương, trước hết phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc bao gồm cả lợi ích chính trị và kinh tế. Mọi hoạt động ngoại thương làm tổn hại đến lơi ích quốc gia đều trái với quan điểm này.

- Đổi mới và phát triển mạnh hoạt động ngoại thương theo đường lối mở cửa kinh tế phải hướng tới mục tiêu xoá bỏ tình trạng chia cắt thị trường trong nước và tính chất tự cấp tự túc của nền kinh tế tiểu nông, mở rộng thị trường ngoài nước, từng bước hội nhập và nền kinh tế thế giới và khu vực bằng cách phàt huy có hiệu quả các lợi thế so sánh để tăng của đất nước trưởng nhanh xuất khẩu, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội.

Tư tưởng này chỉ rõ, ngoại thương Việt Nam phải phát triển theo hướng mở cửa, phủ nhận hoàn toàn hệ thống kinh tế đóng, tự cấp, tự túc, khép kín trước đây. Tư duy này cũng cho thấy những nhiệm vụ nặng nề mà hoạt động ngoại thương phải đảm nhận, đó là mở cửa theo tinh thần đảm bảo khả năng hoà nhập với nền kinh tế thế giới và không quên mục tiêu tối cao của XHCN, đó là công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w