II-/ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. (Trang 37 - 40)

1-/ Chính sách thị trường.

Trong quan hệ thương mại quốc tế, thị trường là một lý dfo quan trọng bậc nhất để hoạt động thưong mại một nước tồn tại và phát triển. Vì vậy một chínn sách mở rộng thị trường đúng đắn vf linh hoạt sẽ là cần thiết để thúc đẩy hoạt

động ngoại thương Việt Nam phát triển trong thời gian tới, đặc biệt nó sẽ là một hướng quan trọng để gia tăng xuất khẩu, phù hợp với xu thế hướng ngoại. Xem xét đánh giá tình hình quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam với các nước và triển vọng thị trường trong tương lai, ta có thể thấy thị trường xuất khẩu chính mà Việt nam cần hướng và trong thời gian tới sẽ là:

1. Châu á -Thái bình dương, trong đó các nước Nhật Bản, NICs, ASEAN, Trung Quốc là trọng điểm.

2. Liên minh châu Âu(EU), trong đó Pháp Đức là trọng điểm. 3. Bắc Mỹ với thị trường trọng điểm là Mỹ.

4. Các nước SNG và Đông âu là thị trường tiềm năng, cần thiết phải có một thời gian nữa khi tình hình khu vực này trở nên ổn địnhhơn sẽ tiến hành phát triển buôn bán với quy mô lớn.

Với khu vực Châu á - thái bình dương, ngày nay mọi người đều thừa nhận là khu vực kinh tế phát triển năng động, có triển vọng nhất, và cũng là khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất của nền kinh tế thế giới. Mộ thuận lợi lớn cho Việt nam là có vị trí hết sức quan trọng nối liền Nam và Đông nam á với Đông và Bắc á, vì vậy có thể nói tương lai của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào thị trường khu vực này. Phương châm “đa dạng hoá thị trường” không nên hiểu theo nghiã phân tán các thị trường buôn bán để tạo ra một thế cân đối nào đó, bất chấp hiệu quả mà phải lấy hiệu quả làm đầu. Trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, một số thị trường trọng điểm cần chú ý khai thác là thị trường các nước ASEAN, Nhật Bản, NICs và Trung quốc. Với thị trường các nước ASEAN và thị trường Nhật Bản đây là những bạn hàng lớn, truyền thống với Việt Nam. Việc gia nhập làm thành viên chính thức của ASEAN và tham gia vào chương trịnh CEPT nhằm tiến tới khu vực mậu dịch tự do AFTA vào năm 2006 làm cho thị trường những nước này ngày càng trở nên quan trọng, tuy nhiên chúng ta sẽ khai thác theo hướng tăng trưởng buôn bán chứ không phải là tăng tỷ trọng. Còn về Nhật Bản, với việc phát triển công nghệ cao và đạt đến

trình độ hiện đại, thị trường Nhật bản cần ở Việt Nam chủ yếu là nguyên, nhiên liệu và các hàng hoá tiêu dùng không đòi hỏi công nghệ tinh vi mà Việt Nam có thể đáp ứng đượ, và tiến tới tăng trưởng quan hệ thương mại jhơn nữa. Với thị trờng các nước NICs, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam phù hợp với nhu cầu nhập khẩu cho tiêu dùng hoặc tái xuất khẩu của họ, mặt khác việc các nước NICs chuyển sang phát triển các ngành đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao đã tạo ra những khoảng trống cho hàng hoá xuất khẩu `của Việt Nam, không chỉ trên thị trường các các nước đó mà còn thông qua đó đến thị trường mà trước đó các nước này đã hướng tới. Một thị trường trở nên thật sự sôi động trong những năm gần đây là thị trường Trung Quốc. Đây là một thị trường rộng lớn và khó khăn hơn cả đối với Việt Nam. Hiện cọn đường để dẫn đến thị trường hơn một tỷ dân bày đang còn là bài toán cho hàng xuất khẩu Việt Nam, nhưng chắc chắn trong tương lại không xa, thị trường Trung Quốc sẽ trở thành quan trọn số một do nó vừa có thuận lợi về quy mô, và thuận lợi về địa lý đối với Việt Nam.

Phương hướng cho thị trường Việt Nam trong dài hạn là phải vươn xa tói thị trường của các nước phát triển, vì vậy những thị trường như EU, Bắc Mỹ, SNG và Đông âu cũng cần chú trọng và chiếm lĩnh ngay từ bây giờ. Với EU, Việt Nam tuy có quan hệ buôn bán, trao đổi khá thân thiết từ lâu nhưng sức khai thác chưa cao; thị trường Băc Mỹ thì còn mới mẻ, chủ yếu ta mới quan hệ với Mỹ và Canađa trong vài năm trở lại đây; dung lượng khai thác thị trường các nước Đông au và SNG cũng vẫn còn rất khiêm tốn. Thời gian tới cần thiết Việt Nam phải nâng được tỷ trọng của các thị trường này, cả về quy mô và tỷ phần trong cơ cấu thị trường xuất khẩu.

2-/ Chính sách sản phẩm.

Bảng 7. Mười mặt hàng xuất khẩu chính trong 7 tháng đầu năm 1999

Đơn vị: triệu USD

STT Mặt hàng KNXK STT Mặt hàng KNXK

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w