II-/ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. (Trang 27 - 35)

Năm 1986, Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra và nó được coi là mốc son đánh dấu những đổi mới trong đường lối, chính sách kinh tế, cũng như ngoại thương Việt Nam. Qua ĐH, chúng ta đã đánh giá, nhìn nhận ra những hạn chế của cơ chế cũ, thấy được tính bất hợp lý của nó so với việc phát triển kinh tế của đất nước trong điều kiện hiện tại cũng như tương lai, và tiến tới kiên quyết chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, đặc biệt là đã thực hiện mở cửa rộng rãi nền kinh tế. Với nhận thức đó, kinh tế đối ngoại đã được coi là mũi nhọn của sự đổi mới. Lần đầu tiên các thuật ngữ “mở cửa nền kinh tế”, “đa dạng hoá kinh tế đối ngoại”, “ đa phương hoá thị trường”... không còn xa lạ, nó đã được đề cập đến trong các chủ chương, chính sách phát triển kinh tế đối ngoại. Quan niệm cứng nhắc về “độc quyền ngoại thương” từng bước được xem xét lại. Đáng lưu ý, ngoại thương đặc biệt là các hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu đã được đề cao, coi đó là một trong 3 chương trình kinh tế trọng điểm của Việt Nam (lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dung, sản xuất hàng xuất

khẩu). Bên cạnh đó, tình hình khu vực và thế giới lại đang có những chuyển biến thuận lợi đối với cơ chế mở của ta, đó là sự bùng nổ của xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hóa, đối đầu quân sự đã được thay bằng hợp tác kinh tế, cách mạng khoa học kyc thuật diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực. Với những thuận tiện trên, kinh tế đối ngoại, trong đó có ngoại thương, đã có được động lực, thời cơ để phát huy sức mạnh của mình, làm cho hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn này chuyển biến, bước đi quan trọng , góp phần không nhỏ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Ta có thể đi xem xưt tình hình hoạt động ngoại thương qua từng thời kỳ cụ thể .

1-/ Thời kỳ 1986- 1990.

Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua tháng 12/1987 và có hiệu lực từ tháng 1/1988 là văn bản pháp lý đầu tiên đánh dấu sự chuyển hướng thực sự sang chính sách mở cửa theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nghị định 64/HĐBT ngày 16/6/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ tổ chức , quản lý kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu là cơ sở của chính sách thương mại thời kỳ này, về cơ bản đã thể hiện được bước ngoặt quan trọng đầu tiên của sự lơi lỏng cơ chế quản lý ngoại thương theo tinh thần đã nói trên đây. Ngoài ra, các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: Du lịch, kiều hối, dịch vụ tàu biển, hàng không... đều được Chính phủ Việt Nam coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Điều này đã tác động tích cực tới hoạt động ngoại thương, thể hiện:

Bảng 4: Động thái chu chuyển của kim ngạch ngoại thương Việt Nam 1986 - 1990.

Năm KNXNK

Triệu R-USD

KNXK (chia ra) KNNK (chia ra) Triệu R-USD Trong đó : triệu USD Triệu R-USD Trong đó : triệu USD 1986 2944,2 789,1 350,1 2155,1 509,1 1987 3309,3 854,2 363,2 2455,1 523,7 1988 3759,1 1038,4 447,7 2756,7 804,3 1989 4511,8 1946,0 1138,2 2565,8 879,4 1990 5156,4 2404,0 1352,2 2752,4 1372,5

Nguồn: Số liệu 1986 - 1990. Niên giám thống kê 1994, Nxb Thống kê, Hà nội, 1995.

Về kim ngạch xuất nhập khẩu dã có sự gia tăng đáng kể, từ 2944,2 triệu R- USD năm 1986, đến năm 1990 con số này là 5156,4 Triệu R-USD, tốc đọ tăng cả thời kỳ 1986 -1990 là 75,14%, trung bình đạt 18,78%/năm. Đây là tốc đọ tăng bình quân cao nhất tính cho đến thời điểm này. Mặt khác, đáng lưu ý là có sự chuyển biến tích cực trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu vẫn giữ ở mức tương đối ổn định. Điều này phản ánh những tác động tích cực từ chính sách của Chính phủ đối với hoạt động xuất khẩu, Đến năm 1986, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 789,1 triệu R-USD thì đến năm 1990 đã len tới 2404 triệu R-USD, tốc đọ tăng cả thời kỳ 1986 - 1990 là 2,05 lần, trung bình hàng năm tăng 51,16% riêng năm 1989 so với năm 1988 tăng 75,3% (gần bằng mức tăng của cả 15 năm từ 1960 đến 1975). Năm 1990, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt xấp xỉ 2,5 tỷ R-USD.

Chính vì sự tăng đột biến của kim ngạch xuất khẩu và sự ổn định của kim ngạch nhập khẩu nên khoảng cách chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng được được rút ngắn lại, từ tỷ lệ 1/7 giai đoạn 1960 - 1975 xuống 1/2,7 năm 1986 và đến năm 1990 chỉ còn chênh lệch với tỷ lệ không đáng kể 1/1,14 (kim ngạch xuất khẩu 2404 triệu R-USD; kim ngạch nhập khẩu 2752,5 triệu R-USD).

Trong những năm này, ngoài việc tiếp tục duy trì quan hệ thương mại với các nước khu vực I, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thuộc khu vực II ngày càng được mở rộng. Xuất khẩu sang khu vực này trong 5 năm (1986-1990) đã đạt 3,5 tỷ USD gấp 3,1 lần so với 5 năm trước đó 1981-1985. Số lượng nhập khẩu tương ứng với khoảng thời gian trên cũng diễn biến theo xu hướng ngày càng tăng: Giai đoạn 1986 -1990 là 3,8 tỷ USD gấp 1,6 lần so cới 2,1 tỷ USD của giai đoạn 1981-1985 (xem bảng 5). Trong đó, riêng 2 năm 1989- 1990 thể hiện sự đột phá trong quan hệ thương mại với các nước khu vực II này.

Bảng 5: Xuất nhập khẩu theo khu vực II thời kỳ 1981 - 1990

Năm Xuất khẩu

(triệu USD) Nhập khẩu (triệu USD ) Cán cân ngoại thương 1981 -1985 1104,7 2166,6 -1061,9 1986 -1990 3506,4 3087,0 -300,6 1989 - 1990 2308,3 2081,7 +2266,6

Nguồn: Số liêu thống kê 1981 - 1990, Nxb Thống kê, HN, 1991

Tuy nhiên, trong thời kỳ này, khi công cuộc đổi mới nền kinh tế đã gặt hái được một số thành công bước đầu thì Việt Nam lại phải đương đaàu với những khoa khăn, thử thách mới:

- Sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu trong những năm này đã làm cho Việt Nam không những mất hẳn chỗ dựa về nguồn viện trợ vốn, nguồn cung cấp các vật tư chiến lược,... mà còn gây ra những hẫng hụt do việc đột ngột bị mất đi một thị trường lớn tiêu thụ nhiều loại hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Chỉ riêng việc chấm dứt viện trợ của Liên Xô là hàng năm Việt Nam mất đi gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, thị trường Liên Xô tan rã đã gây ra đảo lộn lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (xuất khẩu sang Liên Xô với các mật hàng truèn thống chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta hàng năm)

Việc cho phép “bung ra” một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong điều kiện Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm quản lý, đã tạo kẽ cho nạn tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, và nhiều tệ nạn khác phát sinh.

- Hàng loạt các cơ sở kinh tế làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ sau khi xoá bỏ bao cấp đã không còn chỗ dựa, đổ vỡ hàng loạt, từ đó nảy sinh những khó khăn phức tạp, đó là hàng vạn người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, dời sống gặp rất nhiều bấp bênh.

- Bên cạnh đó, các thế lực thù địch với nước ta đã lợi dụng tình hình, không ngừng công kích, chống phá công cuộc đổi mới của đất nước

2-/ Thời kỳ từ 1991 đến nay.

Tình hình trên đây đòi hỏi đường lối phát triển kinh tế cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa, sao cho phù hợp với xu thế thời đại, nhưng lại không đi chệch các định hướng XHCN ở Việt Nam. Kế thừa và phát huy các quan điểm đổi mới của đại hội VI, Đại hội VII tháng 6/1991 của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”, trong đó, với tư tưởng chỉ đạo “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” và “mở cửa hoạt động kinh tế đối ngoại đối với tất cả các nước ở tất cả các khu vực trên thế giới”. Chính phủ Việt Nam không ngừng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách kinh tế đối ngoại theo hướng “ đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại”. Trong lĩnh vực ngoại thương, để tiến “tới tự do hoá thương mại” , nhiều văn bản, chế độ, chính sách mới nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đã được Chính phủ ban hành. Nghị định 114/HĐBT ngày 7/4/1992 của hội đồng bộ trưởng về quản lí Nhà nước đối với hoạt động xuất - nhập khẩu là một dẫn chững điển hình, đánh dấu bước chuyển từ mô hình Nhà nước độc quyền ngoại thương sang tự do hoá thương mại. Cho đến năm 1994, trước những chuyển biến kinh tế xuất khẩu trong nước và quốc tế, Chính phủ ban hành nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu nhằm bổ sung, sửa đổi những khiếm khuyết của nghị định 114/HĐBT trước đó. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có những văn bản, quy định hướng dẫn cụ thể như quy định số 296/TMDL/XNK ngày 9/4/1992 của Bộ Thương mại và Du lịch về cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu,... nhằm nâng cao hơn tính sát thực đối với hoạt động ngoại thương.

Nhờ kiên trì sự nghiệp đổi mới theo nhiều giải pháp tích cực khác nhau, Chính phủ đã lái con thuyền kinh tế Việt Nam vượt qua được cơn sóng gió và đi dần vào thế ổn định, đặc biệt là thúc đẩy hoạt động ngoại thương đạt được những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế nói chung của đất nước.

Bảng 6: Động thái chu chuyển của kim ngạch ngoại thương Việt Nam 1991-1995

Năm KNXNK

Triệu R-USD

KNXK (chia ra) KNNK (chia ra) Triệu R-USD Trong đó : triệu USD Triệu R-USD Trong đó : triệu USD 1991 4425,2 2087,1 2009,8 2338,1 2049,0 1992 5121,4 2580,7 2552,4 2540,7 2540,3 1993 6909,2 2985,2 2952,0 3924,0 3924,0 1994 8600,0 3600,0 3571,0 5000,0 5000,0 1995 12.800,0 5300,0 5300,0 7500,0 7500,0 Nguồn: - Số liệu 1991- 1994. Niên giám thống kê 1994, NXB Thống kê, HN, 1995

- Số liệu 1995: Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá IX, 3/1996.

Qua bảng 6 ta thấy, nhìn chung kế hoạch 5 năm đã được Quốc hội đề ra là 12 - 15 USD, bình quân hàng năm tăng khoảng 18,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 21,3 tỷ USD, so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra của Quốc hội là 12 - 14 tỷ USD thì đã vượt 52%, bình quân hàng năm tăng khoảng 22,3%. Nếu gộp chung lại thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 5 năm 1991 - 1995 là 37,8 tỷ úd, con số này vượt mức 30,3% so với kế hoạch.

Như vậy, có thể thấy ngoại thương Việt Nam suốt cả một thời kỳ dài sau đổi mới (từ 1986 đến 1995) đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. Trong thời gian này, tốc đọ tăng bình quân hàng năm của xuất khẩu là 24,7%, của nhập khẩu là 15,4%, và mức tăng chung của xuất nhập khẩu hàng năm là 20,1%. Bên cạnh những con số định lượng phản ánh hiệu quả của hoạt động ngoại thương, trên nhiều mặt khác, ngoại thương còn thể hiện sự chuyển biến tích cực về chất như là: về mặt hàng xuất khẩu đã dần có sự chuyển dịch trong cơ cấu, các mặt hàng thô và sơ chế từ chỗ chiếm 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn trước, đến nay đã giảm xuống còn 65%, và song song với sự giảm tỷ trọng của sản phẩm thô, sơ chế là sự tăng lên của các sản phẩm đã qua chế biến, chế tạo (tuy rằng sự chuyển biến còn diễn ra chậm chạo); Về thị trường, ngày càng được mở rộng không ngừng, từ chỗ thị trường châu á là chủ yếu (chiếm tới 80% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tổng kim ngạch xuất khẩu) thf nay đã và đang được mở rộng sang Châu Âu, châu Mỹ; con số bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 34 nước năm 1986 lên 51 nước năm 1990, và đến năm 1995 đã là gần 100 nước.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này ngoại thương Việt Nam không phải là không có hạn cghế yếu kém. Sự yếu kém này được thể hiện chủ yếu qua cơ cấu hàng xuất nhập khẩu. Về cơ cấu hàng xuất khẩu, nó được đánh giá là vẫn còn tỷ trọng cao của sản phẩm dưới dạng thô, sơ chế, số hàng xuất khẩu có hàm lượng chất xám cao còn quá ít; chưa có hàng xuất khẩu chủ lực nào có giá trị lớn hàng tỷ USD; chưa có quy hoạch vùng sản xuất hàng xuất khẩu quy mô lớn và đồng bộ ... vì vậy, các sản phẩm xuất khẩu còn manh mún, chất lượng thấp, sức cạnh tranh không cao. Về cơ cấu hàng nhập khẩu, tuy có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng ưu tiên nhập các tư liệu sản xuất và công nghệ mới cho phát triển sản xuất, nhưng thực tế còn nổi cộm lên một số vấn đề cần quan tâm là việc nhập khẩu thiết bị còn nặng về nhập khẩu các coong nghệ trung gian có trình độ trung bình trở xuống, chưa tiến đến công nghệ nguồn gốc và hiện đại; các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu còn tự do, tuỳ tiện, mạnh ai nấy làm, tình trạng nhập lậu trốn thuế dưới mọi hình thức, kể cả hàng quốc cấm vẫn tiếp tục gia tăng mạnh. Thêm vào đó, một khâu yếu kém không thể không kể đến , đó là cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương. Mặc dù Nhà nước đã rất chú trọng làm tốt công tác này, nhưng thực tế vẫn còn nhiều kẽ hở cho bọn tham nhũng, buôn lậu lợi dụng để làm ăn phi pháp.

Với những vướng mắc trên, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng cải cách, hoàn thiện hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm tiếp theo để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của lĩnh vực này. Qua Đại hội VIII của Đảng năm 1996, một lần nữa chúng ta lại khẳng định tính đúng đắn trong việc lựa chọn đường lối, chính sách phát triển kinh tế, nhấn mạnh, đề cao vai trò của hoạt động ngoại thương đối với nền kinh tế mở. Các nghị định, quy định, văn bản hướng dẫn cụ thể cho hoạt động sản xuất kinh

doanh xuất nhập khẩu liên tiếp được đưa ra để bổ sung, sửa đổi những yếu kém, vướng mắc trong công tác này, và những cố gắng đó đã được khẳng định qua thực tiễn phát triển của nền ngoại thương Việt Nam. Từ 1996 cho đến nay, hoạt động ngoại thương nước ta vẫn liên tục giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, ổn định. Đáng lưu ý nhất là trong 2 năm 1998 -1999, mặc dù cuộc khủng koảng khu vực (năm 1998) đã gây ra các tổn thất nặng nề cho các nước và không ít sóng gió cho nền kinh tế, đặc biệt là ngoại thương nước ta, nhưng thực tế ngoại thương Việt Nam vẫn đứng vững trước khó khăn này. Năm 1998, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn đạt con số 20.856 triệu USD, không giảm so với năm 1997 ( trước khủng hoảng là 20.777,3 triệu USD), và trong 6 tháng đầu năm 1999 này, kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 5 tỷ USD, bằng 50% kế hoạch cả năm (tăng 8% so với cùng kỳ năm 1998) và kim ngạch nhập khẩu là 3230 triệu USD, bằng 46% kế hoạch cả năm.

Tổng quan lại thực trạng hoạt động ngoại thương Việt Nam những năm qua, ta thấy, mặc dù nhìn rộng ra các nước, nó vẫn thể hiện là một nền ngoại thương nhỏ bé, nhưng xét trên điều kiện, tình hình cụ thể của Việt Nam, nó đã khẳng định phần nào sự thành công trên bước đường phát triển. Sự thành công đó trước hết được biểu hiện ở nhịp độ phát triển cao, ổn định qua các năm, ở

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. (Trang 27 - 35)