THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2000-2010. 2000-2010.
1. QUAN ĐIỂM.
* Để thu hút mạnh hơn và sử dụng có hiệu quả cao nguồn vốn FDI trong giai đoạn hiên nay thực tế cho thấy cần phải có sự thống nhất cao về nhận thức trong lĩnh vực này. Và nghị quyết đại hội XIV của HĐND tỉnh vừa qua đã khẳng định điều này:
- Thứ nhất: thu hút và sử dụng vốn FDI nhằm phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, thực hiện CNH-HĐH tỉnh nhà, đưa Hà Tây trở thành một trong những tỉnh đầu tầu của khu vực kinh tế Băc bộ trong phát triển kinh tế - xã hội .
Thực tế hơn 10 năm cho thấy, ĐTTTNN có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tây. Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, Hà Tây cấn tiếp thu công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các yếu tố này có thể có được thông qua việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Do đó khu vực kinh tế có vốn FDI sẽ tồn tại và phát triển lâu dài trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Tăng cường thu hút nguồn vốn FDI và phát huy nội lực là hai mặt của cùng một vấn đề có quan hệ hữu cơ với nhau, không đối lập nhau, ngược lại có thể bổ xung cho nhau .
- Thứ hai: Gắn chặt việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI với xây dựng nền kinh tế tỉnh Hà Tây độc lập, tự chủ và chủ động mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các tổ chức quôc tế; các tỉnh, thành phố của các nước trong khu vực và trên thế giới, cùng với cả nước thực hiện hội nhập quốc tế .
Một trong những nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế mà ĐH XIV của tỉnh đề ra là tập trung thu hút nhiều hơn và sự dụng có hiệu quả cao nguồn vốn FDI, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trước hết là xầy dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, nâng cao năng xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm, doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế của tỉnh.
- Thứ ba: Tỉnh đã coi việc đặt nhiệm vụ thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI là một bộ phận khăng khít của chính sách kêu gọi vốn, mở rộng thị trường, phát triển các mối quan hệ đối ngoại với các tổ chức, các tỉnh, thành của các nước; đồng thời cũng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh . Nguồn vốn FDI sẽ đóng vai trò là động lực, nguồn lực trong thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của tỉnh .
Hiện nay quan hệ kinh tế đối ngoại của tỉnh với các tổ chức quốc tế , các tỉnh, thành của các nước trong khu vực và trên thế giới còn khá khiêm tốn, hoặc quan hệ ở mức thấp, chưa có những thành tựu đáng kể. Do đó để cùng với cả nước hội nhập kinh tế quốc tế thì không thể coi nhẹ hoạt động ĐTTTNN. Trong bối cảnh hiện nay, phải coi ĐTTTNN như là một bộ phận quan trọng để phối hợp và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, các quan hệ đối ngoại; trước hết là xuất nhập khẩu; du lịch và dịch vụ quốc tế có liên quan như: viễn thông, tài chính,...
- Thư tư: ĐTTTNN phải góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường .
Quan điêm này đòi hỏi việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI phải bám sát chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa và mang tính bền vững của nước ta nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng .
2. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI .
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nguồn vốn FDI - với tư cách là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, phát triển mạnh mẽ, ổn định theo hướng thu hút mạnh hơn và sử dụng có hiệu quả cao hơn thời kỳ trước đây (1996-2000); nhằm tạo ra nguồn lực mới đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH của tỉnh. Thực sự coi khu vực kinh tế có vốn FDI là một bộ phân hữu cơ trong nền kinh tế tỉnh nhà.
- Tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút FDI. Tập trung tạo ra bước chuyển biến rõ rệt về môi trường đầu tư để thu hút mạnh mẽ các nhà ĐTTTNN, tạo ra làn sóng mới về thu hút nguồn vốn FDI vào Hà Tây với chất lượng cao, xứng đáng với những lợi thế vốn có của tỉnh, từ đó làm động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới .
- Tổ chức việc thu hút và quản lý có hiệu quả vấn đề phân bổ, sử dụng nguồn vốn FDI theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, lộ trình rõ
ràng; vừa tăng về số lượng, vừa chú trọng đến nâng cao chất lượng, nhất là về cơ cấu đầu tư, phục vụ trực tiếp và đắc lực cho quá trình đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của tỉnh.
- Xây dựng chiến lược thu hút nguồn vốn FDI, đổi mới cơ bản công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI, nhất là quản lý sau cấp phép trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho khu vục có vốn FDI phát triển bình đẳng, lâu dài, gắn kết với các thành phần kinh tế khác trong một cơ cấu kinh tế thống nhất. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, và người Việt nam ở nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu và những sản phẩm mà tỉnh có ưu thế .