NHỮNG TỒN TẠI.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Tây. (Trang 42 - 44)

III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THU HÚT VỐN

2.NHỮNG TỒN TẠI.

Những kết quả đạt được trên đây là rất lớn, nó tao ra bộ khung về môi trường đầu tư khá hoàn thiên để thu hút nguồn vốn FDI tròn thời gian tới của tỉnh Hà Tây .Tuy nhiên vẫn còn một số trong khi thực hiện công tác quản lý Nhà nước của tỉnh, những bất cập này là những nguyên nhân chính dấn đến Hà Tây là một trong những tỉnh có nhiều lợi thế, xong mức độ cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn FDI số với các tỉnh khác ở khu vực đồng bắng sông Hồng và cả nước nói chung còn khá thấp .Và vấn đề nổi bật nhất ở đây lại vấn là ở công tác quy hoạch và giải phóng mặt bằng cho các dự án ĐTTTNN đi vào hoạt động. Do thiếu vốn đầu tư lên sô lượng các khu, cum, điểm công nghiệp được lập quy hoach chi tiết, dự án đầu tư xây dựng , bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa nhiều. Do vậy tốc độ phát triển mặt bằng công nghiệp chưa theo kịp như cầu về mặt bằng của các nhà ĐTTTNN, nên

chưa thu hút được nhiều dự án ĐTTTNN, đặc biệt là các dự án quy mô lơn, chất lượng cao.

Tình trạng nhận đất xong rồi để đó ở các cụm công nghiệp cũng diễn ra khá phổ biến. Một ví dụ điển hình là các cụm công nghiệp ở huyện Quốc Oai . Theo số liệu của UBND huyện Quốc Oai thì UBND tỉnh đã có quyết định giao đất cho 5 doanh nghiệp FDI vào đầu tư từ giữa năm 2003 nhưng đến nay mới chỉ có 3 doanh nghiệp xây dựng được nhà xưởng hoặc vừa xây dựng vừa sản xuất. Ngoài những nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp như: Thiếu khả năng thực hiên dự án, gặp khó khăn về kinh phí,...thì có một số nguyên nhân thuộc về quản lý Nhà nước làm ảnh hưởng tới tiến độ này đó là: Do thời giản giải phóng mặt bằng khá dài, một số doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư ở nơi khác lên khó khăn về nguôn vốn để thực hiện dự án tại cụm công nghiệp; một số doanh nghiệp chậm được thuê đất lên bị mất thời cơ đầu tư, mất đối tác; bên cạnh đó là những khó khăn trong công tác thi công xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.

Về cải cách thủ tục hành chính: tuy đã có những cải thiện mang tình đột phá so với những năm trước đây, thời gian cấp giấy phép đầu tư đã được rút ngắn đáng kể; xong với so với các tỉnh có số vốn FDI lớn thì việc cải cách này vẫn còn chậm và chưa thực sự thông thoáng để khuyến khích các nhà đầu tư vào Hà Tây .

Một vấn đề nữa mà Hà Tây mắc phải là công tác xúc tiến đầu tư còn rất chậm so với các tỉnh khác ở đồng bằng Bắc bộ, đây được đành giá là nguyên nhân chính khiến Hà Tây thu hút vốn FDI con chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh . Mãi đến năm 2005 Hà Tây mới đưa ra được danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, các lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên đầu tư. Công việc quảng bá môi trường đầu tư của Hà Tây trước đó trên mạng Internet và báo hình vẫn chưa được chú trọng nhiều, các diễn đàn, hội nghị về môi trường đầu tư của tỉnh rất ít khi được tổ chức, dẫn đến các nhà đầu tư

không hiểu nhiều về những lợi thế so sánh trời phú của Hà Tây. Do đó ở những lĩnh vực có thế mạnh của Hà Tây lại không có nhiều dự án được triển khai mà các dự án chủ yếu ở các lĩnh vực không phải là thế mạnh của Hà Tây.

Chương III: CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI TỈNH HÀ TÂY.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Tây. (Trang 42 - 44)