NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TÂY

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Tây. (Trang 34 - 38)

II. THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

2.NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TÂY

ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TÂY.

Thu hút nguồn vốn FDI vừa là động lực, vừa là giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho sự thay đổi kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh nghiệm của các tỉnh thành đầu tàu của Việt Nam như: Hà Nội, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh,...cho thấy muốn đạt

mức tăng trưởng cao, bền vững cần coi trọng lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là ĐTTTNN. Thực tế cũng chứng minh điều này, sự phát triển kinh tế - xã hội mà Hà Tây đạt được trong những năm qua là kết quả của nhiều yếu tố trong đó có phần đóng góp quan trọng của hoạt động thu hút nguồn vốn FDI. Hoạt động này đã tạo điều kiện khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, nguồn lực của địa phương, góp phần đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh, chuyển dịch cơ cấu của tỉnh theo hướng hiện đại,...

Sau hơn 10 năm kể từ khi dự án FDI đầu tiên được cấp phép và đi vào thực hiện, khu vực doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hà Tây luôn hoạt động ổn định có mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 20%/năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nguồn vốn FDI đã trở thành cấu phần chủ yếu trong tổng nguồn vốn đầu tư của toàn tỉnh. Thực tế cho thây, khi dòng vốn FDI gia tăng thì tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Hà Tây cũng tăng trưởng rõ rệt, từ 7,8% (năm 2001) lên 9,1% (năm 2003).

Cùng với nguồn vốn FDI, các dự án FDI đã góp phần tăng cường năng lực và giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, dịch vụ, mở rộng thị trường xuất khẩu (tính đến tháng 8 năm 2004 có 9/38 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài), đồng thời làm giảm và thay thế dần nhập khẩu các thiết bị, hàng hoá thiết yếu mà tỉnh có khả năng sản xuất.

Bằng việc đưa ngày càng nhiều các công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến vào sản xuất như: lắp ráp, sản xuất xe máy, các mặt hàng điện tử, viễn thông các doanh nghiệp FDI còn góp phần nâng cao trình độ công nghệ của Hà Tây, tạo cho kinh tế Hà Tây có đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam tham gia toàn diện vào AFTA. Theo đánh giá của UBND tỉnh, đóng góp quan trọng nhất của các dự án FDI đối với kinh tế Hà Tây chính là

tạo nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương và nộp ngân sách của khu vực này tăng khá tốt qua các năm:

Tình hình nộp ngân sách của doanh nghiệp FDI qua các năm:

Bảng 7

Năm Đóng góp vào ngân sách tỉnh (tỷ đồng)

2001 161

2002 186

2003 215

Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Hà Tây.

Nguồn thu này được lấy từ các khoản thuế, tiền thuê đất, các khoản thu từ lợi nhuận được chia của bên Việt Nam tham gia liên doanh và thu từ dịch vụ khác. Đặc biệt cùng với các dự án FDI, nguồn vốn FDI đã trở thành một trong những nhân tố, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Tây theo hướng CNH-HĐH. Kết quả thu hút và thực hiện dự án FDI cho thấy, các dự án đã nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế Hà Tây, góp phần chuyển một số vùng sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp sang sản xuất công nghiệp, hình thành một loạt các cụm, điểm, khu công nghiệp mới ở Hà Tây như: KCN Bắc Phú Cát, khu công nghệ cao Hoà Lạc,... cùng với sự phát triển công nghiệp, các dự án FDI còn đẩy nhanh việc cải thiện, hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng, hình thành khu dân cư mới, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá ở Hà Tây.

Tiếp đến FDI giúp phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm công ăn việc làm, giúp học hỏi cách thức quản lý kinh tế hiện đại từ các nhà ĐTTTNN, giúp tăng năng suất lao động, tăng thêm tiềm lực kinh tế và vai trò của Hà Tây trong nền kinh tế Việt Nam, nhanh chóng đưa Hà Tây tiến kịp tới với những tỉnh thành phát triển nhất nước như: Đồng Nai, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,...FDI còn giúp góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và xoá đói giảm nghèo ở Hà Tây. Các dự án FDI đi vào hoạt động đã tạo

việc làm và thu nhập ổn định cho 3.872 lao động vào năm 2001, 4.637 lao động vào năm 2002, 5.019 lao động vào năm 2003.

Kết quả sản xuất - kinh doanh và những đóng góp của các doanh nghiệp có vốn FDI cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2005 có rất nhiều nét nổi bật. Tính đến 31-12-2005, trên địa bàn tỉnh đã có 41 triệu trên tổng số 62 dự án đi vào sản xuất - kinh doanh với tổng vốn đầu tư thực hiện là 256,8 triệu USD,đạt trên 41% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong năm 2005 các doanh nghiệp có vốn FDI đã phấn đấu đạt kết quả đáng khích lệ như sau (mặc dù có một số khó khăn lớn như: dịch cúm gia cầm tái bùng phát trên diện rộng, thị trường kinh doanh xe máy trầm lắng,...): Tổng doanh thu của các doanh nghiệp này đạt 321 triệu USD, tăng 17% so với năm 2004.

Nộp ngân sách 310 tỷ đồng (chưa tính thuế suất nhập khẩu), tăng 7% so với năm 2004 và chiếm khoảng 23% tổng thu nội địa của tỉnh, trong đó nổi bật về đóng góp ngân sách là: Công ty TNHH Nhà máy bia Hà Tây, Công ty VMEP, Công ty liên doanh TNHH Crown Hà Nội, Công ty TNHH Choroen Pokphand Việt Nam, Công ty Chiu Yi,...

Tạo việc làm ổn định cho khoảng 7200 người với thu nhập bình quân khoảng 70 USD/người.

Về đóng góp vào chất lượng tăng trưởng các doanh nghiệp FDI đã góp phần thúc đẩy công cuộc CNH - HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP; thúc đẩy xuất nhập khẩu phát triển; tạo nguồn thu lớn, ổn định và ngày càng tăng cho ngân sách; tạo tiền đề vật chất quan trọng để chuyển giao công nghệ, tiếp cận nền kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế quốc tế; hình thành tác phong lao động công nghiệp, thiết lập môi trường đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hà Tây. (Trang 34 - 38)