III. THỰC HIỆN CỦA XÍ NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC YÊU CẦU CỦA ISO 9001:
2. Những mặt còn tồn tạ
Bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn những mặt chưa đạt và cần được xem xét nguyên nhân để khắc phục
-So với thị trường trong nước cũng như bản thân xí nghiệp trước đây thì công nghệ của xí nghiệp đã có sự chăm lo chú ý cải tiến liên tục tuy nhiên so với các đơn vị sản xuất sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế, công nghệ xí nghiệp chưa phải đã là hiện đại nhất mà vẫn còn một khoảng cách nhất định nên hàm lượng kĩ thuật trong sản phẩm chỉ ở mức khá so với đánh giá chung về chất lượng trên thị trường thế giới
-Xí nghiệp đã có một qui trình sản xuất chi tiết nhưng lại phục vụ vho một đường lối kinh doanh thụ động tức là chỉ cung ứng cho những đơn đặt hàng cụ thể, truyền thống nên qui trình sản xuất này cònmang tính đơn điệu do công tác cải tiến, thiết kê mới sản phẩm không được thực hiện. Đây cũng là hậu quả tất yếu của việc không chú trọng đến hoạt động nghiên cứu, đánh giá vàlựa chọn thị trường mục tiêu
-Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 là một hệ thống quản lý mới, Phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực thường xuyên của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và điều này cũng là một khó khăn vì cũng có thời điểm sự nỗ lực trùng xuống và có sự lỏng lẻo trong kỉ luật của xí nghiệp. Điều này là khó tránh khỏi tuy nhiên đội ngũ lãnh đạo cũng kịp thời chấn chỉnh, không để xảy ra hậu quả quá lớn .
Nguyên nhân bao trùm cho những thất bại trên là do xí nghiệp là một đơn vị sản xuất nhỏ mới có được sự khởi sắc trong chất lượng do mặt hàng cung ứng của xí nghiệp trong thực tế chung không phải là thế mạnh của Việt Nam. Mặt khác trong suốt thời kì bảo hộ đã gây sự trì trệ quá dài cho xí nghiệp mà ngành đường sắt cũng thường tiêu thụ những sản phẩm hỗ trợ của các nước XHCN anh em. Chỉ đến giai đoạn hiện nay mỗi quốc gia cũng như mỗi doanh nghiệp dần phải tự lực cánh sinh cho sự tồn tại nên vấn đề chất lượng mới trở thành một bài toán sông còn cho xí nghiệp
Trong việc nâng cao năng lực quản lý xí nghiệp cần tập trung giải quyết một số khâu trọng điểm sau phù hợp đặc điểm của xí nghiệp :
1. Đánh giá nội bộ.
Thường xuyên thực hiện công tác đánh giá nội bộ để có cái nhìn trung thực, chính xác những hoạt động đã làm được cũng như những vướng mắc cần phải giải quyết kịp thời. Để công tác đánh giá có hiệu quả cần phả có một kế hoạch đánh giá cụ thể :
-Trong quá trình xây dựng hệ thống, đánh giá nội bộ cần được tiến hành nhiều lần tùy theo yêu cầu căn cứ vào mức độ quan trọng của hoạt động được đánh giá
-Có thể tổ chức đánh gía chất lượng nội bộ định kì hoặc đột xuất để đánh giá từng phần hoặc toàn bộ các hoạt động của hệ thống khi lãnh đạo có yêu cầu
-Việc lựa chọn cán bộ trong nhóm đánh giá phải dựa trên cơ sở đã dược đào tạo về đánh giá chất lượng nội bộ, am hiểu về ISO 9001:2000 và các hoạt động của xí nghiệp
-Tuân thủ nguyên tắc người đánh giá không được liên quan trực tiếp đến hoạt động đánh giá
-Việc đánh giá được tiến hành trên cơ sở các yêu cầu của ISO 9001:2000 và các văn bản của, qui định của xí nghiệp
-Kết quả đạt được sau đánh gia phải được cụ thể hóa bằng văn bản trở thành căn cứ để điều chỉnh các hoạt động của xí nghiệp sau này
Việc đánh giá chất lượng nội bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp một cái nhìn toàn diện về mọi mặt: xem xét của lãnh đạo, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc, hoạch định việc tạo sản phẩm, các quá trình liên quan đến khách hàng, thiết kế và phát triển, mua hàng, sản xuất và cung ứng dịch vụ, kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường, kiểm soát sự không phù hợp, xem xét lại chính sách, mục tiêu chất lượng của xí nghiệp …