Về phía doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 108 - 113)

- Chi phí thuế, phí và lệ phí: là các khoản chi về Thuế môn bài, Thuế nhà đất, và các khoản lệ phí khác theo thực tế phát sinh tại đơn vị, bao gồm

3.3.2.Về phía doanh nghiệp:

Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh Biểu số

3.3.2.Về phía doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cần phải thường xuyên thu thập các chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chính sách thuế, cơ chế tài chính, Luật thuế mới và các văn bản liên quan để đơn vị không bị lạc hậu, nhất là trong nền kinh tế hiện nay, được sự giúp đỡ của ngành công nghệ thông tin nên bất kỳ ở đâu, ở trong nước hoặc ở nước ngoài, thông tin được chuyển đi trong vòng vài giây, đặc biệt khoa học công nghệ phát triển như vũ bão nên chính sách, chế độ phải thay đổi theo cho phù hợp. Mặc dù, ở góc độ doanh nghiệp thì phải sưu tầm rất nhiều Chính sách, Chế độ, ở các lĩnh vực khác nhau, các ngành khác nhau, nhưng chính sách thuế ảnh hưởng sâu sắc rõ nét đến chiến lược, sách lược của

đơn vị. Vì vậy, đối với bộ phận kế toán thuế thì Chính sách thuế là văn bản pháp luật đầu tiên phải cập nhật, sưu tầm.

Doanh nghiệp luôn luôn phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật pháp của bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt là lĩnh vực kế toán và lĩnh vực thuế như phải tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chính sách thuế. Doanh nghiệp không thể che mắt được cán bộ thuế khi thanh tra, kiểm tra. Phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng, khi cán bộ kế toán nhầm lẫn gây thiệt hại vật chất, uy tín cho đơn vị, đơn vị phải có biện pháp thích đáng để cán bộ không tái phạm thêm một lần nào nữa.

Doanh nghiệp phải đề cao ý thức tự giác trong việc kê khai nộp thuế, doanh nghiệp phải để tâm đến công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, công tác này phải dần dần trở thành phản xạ đối với các doanh nghiệp.

Hiện nay, các DN thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Cơ chế này đòi hỏi tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì Tờ khai là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhân NNT tự chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật. Từ hạch toán ban đầu đến báo cáo quyết toán là do DN tự tính, tự khai và tự quyết toán.

Chủ động liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn, tư vấn giải đáp các vướng mắc về chính sách và thủ tục hành chính thuế

NNT cần xây dựng tư duy và thói quen văn minh, lành mạnh là chủ động tự tìm hiểu chính sách thuế, tự giác tuân thủ pháp luật thuế. Đó không chỉ là yêu cầu mà còn là sự cần thiết khách quan đối với NNT, để đứng vững trong cạnh tranh và chủ động hội nhập, NNT phải biết tận dụng những ưu thế đó. NNT cần có sự liên hệ trao đổi với cơ quan thuế, cán bộ thuế khi gặp khó khăn, vướng mắc trong việc kê khai, thu nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ hoặc tư vấn cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN. Bên cạnh đó, trên cơ sở các vướng mắc này cơ quan thuế sẽ nghiên cứu để có phương hướng hoàn thiện các văn bản pháp luật thuế tạo điều kiện thuận lợi cho NNT.

Có kế hoạch đào tạo kiến thức chuyên sâu, đặt ra yêu cầu, mục tiêu cao trong công việc, phân công công việc chuyên trách đối với đội ngũ cán bộ kế toán doanh nghiệp.

Công tác kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp, là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực kịp thời, công khai minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý điều hành của doanh nghiệp. Ngoài ra kế toán còn theo dõi, phản ánh các mối quan hệ kinh tế pháp lý ngoài tài sản của doanh nghiệp.

Do đó, doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo, lựa chọn khách quan cán bộ kế toán có năng lực, trình độ thực sự, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật. Đặc biệt, kế toán trưởng phải là Người vừa có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác kế toán, vừa có năng lực tổ chức lãnh đạo nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu tổ chức thực hiện công tác kế toán doanh nghiệp, đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán của đơn vị.

Tổ chức thu thập, học tập, vận dụng các chính sách thuế mới kịp thời, có hiệu quả.

Kế toán thuế TNDN sẽ thực sự hoàn thiện khi hệ thống chính sách thuế, Luật thuế TNDN, cơ chế tài chính hoàn thiện và đồng bộ, sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra hơn.

Kế toán thuế TNDN sẽ thực sự hoàn thiện hơn khi nhận được thái độ tích cực từ phía doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tăng cường nhận thức chấp hành các Luật thuế, Luật kế toán khi đã bước vào môi trường kinh doanh, tuyệt đối không nên xem “trốn thuế” là mục tiêu; cần chủ động tiếp cận với các Luật thuế, nghiêm túc triển khai công tác kế toán; đồng thời, thể hiện rõ trách nhiệm của DN đối với nghĩa vụ thuế, nhiệt tình đóng góp ý kiến hoàn thiện Luật thuế.

KẾT LUẬN

Những cải cách trong ngành kế toán vẫn đang tiếp tục diễn ra trong khi Việt Nam tiếp tục quá trình cải cách nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thông tin tài chính chính xác và đúng thời điểm không những giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư có được những quyết định sáng suốt mà còn góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Gần đây với sự ra đời của Luật kế toán Việt Nam và Việt Nam chấp nhận từng bước triển khai hệ thống các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), trước đây gọi là hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) vào hệ thống các quy định kế toán Việt Nam đã đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hiện đại hoá nền kinh tế và xây dựng một nền kinh tế thị trường.

Các doanh nghiệp Việt nam cũng như hệ thống kế toán của các doanh nghiệp Việt nam sẽ không nằm ngoài sự phát triển của kế toán Việt Nam, sự phát triển của các chuẩn mực kế toán Việt nam.

Sự ra đời của Luật kế toán, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các thông tư, các nghị định và các chuẩn mực kế toán mà đặc biệt là chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạo căn cứ pháp lý cho các doanh nghiệp thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp mang tính minh bạch hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn.

Tuy nhiên việc vận dụng các chuẩn mực mới mẻ này vào thực tế trong các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bằng việc hệ thống hoá chuẩn mực số 17 và các căn cứ khác để thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, tôi đã đưa ra các nhận định về thực trạng công tác thuế thu nhập doanh nghiệp đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp các doanh nghiệp vận dụng tốt hơn chuẩn mực 17 trong việc thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp có chất lượng ngày càng cao hơn.

Hoàn thiện kế toán thuế TNDN là một nội dung quan trọng trong đổi mới công tác quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Những kết

quả nghiên cứu trong Đề tài khó tránh khỏi những hạn chế nhất định do sự nhìn nhận, đánh giá của Tác giả còn hạn chế. Với sự tận tình hướng dẫn của P.GS-T.S Nguyễn Thị Đông cùng với những kiến thức đã học và kinh nghiệm

công tác, Tác giả mong muốn đóng góp một phần vào nghiên cứu hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới, hoàn thiện và phát triển, đặc biệt là thích

ứng được với sự phát triển của các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu, rộng này, điều đó đồng nghĩa với

MỤC LỤC

Trang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 108 - 113)