2. Phương hướng.
2.2. Giải pháp về lựa chọn doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp.
Việc đầu tư phát triển các KCN nhằm mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp, so với các nước phát triển trên thế giới và các nước trong khu vực thì thiết bị và qui trình công nghệ của Việt Nam lạc hậu và kém phát triển, khiến chúng ta luôn tụt hậu, sản phẩm làm ra không đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU... Nhu cầu các doanh nghiệp tuy lớn song cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ còn yếu kém. Muốn việc phát triển các KCN đạt hiệu quả cao chúng ta phải có chính sách lựa chọn doanh nghiệp đầu tư và KCN đó là phải ưu tiên cho các doanh nghiệp có thiết bị công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại ngang tầm khu vực; ưu tiên cho những doanh nghiệp dám mạo hiểm đầu tư những thiết bị đắt tiền công nghệ cao.
Thực hiện chiến lược: "đi tắt đón đầu" về công nghệ thiết bị, có như vậy sản phẩm làm ra mới đa dạng phong phú về mẫu mã chủng loại, chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn ISO 9000, 9002... và yêu cầu của thế giới xứng đáng với đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN của Thành phố Hà Nội.
- Lựa chọn những doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề tương đối gần nhau về công nghệ để doanh nghiệp có thể tương trợ lẫn nhau, đồng thời dễ quản lý về môi trường, hạ tầng kỹ thuật... dần tiến tới chỉ có một hoặc hai ngành nghề nhất định trong khu, cụm công nghiệp (ví dụ khu dệt- may, khu da- giầy...)
- Mặc dù việc hình thành các KCN với mục đích di dời các xí nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, trước mắt chúng ta cũng ưu tiên cho những xí nghiệp gây ô nhiễm nặng, song về lâu dài, cần phải ưu tiên doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sạch. Ưu tiên những doanh nghiệp có khu sử lý chất thải hiện đại, bảo đảm vệ sinh môi trường KCN và môi trường xung quanh.
- Ưu tiên các doanh nghiệp thực hiện dự án theo hình thức BOT đối với các lĩnh vực cấp, thoát nước.