Kiến nghị với Hội Sở Chính

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 88 - 91)

Để hoạt động bảo lãnh tại các chi nhánh diễn ra một cách thuận lợi đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Thì HSC cần quan tâm tới những vấn đề sau :

- Xây dựng một quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bảo lãnh tại các chi nhánh thống nhất cho cả hệ thống. Quy trình này vừa đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của các chi nhánh vừa mang tính linh hoạt nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

- Thường xuyên thực hiện công tác cải cách và phát triển hệ thống trên nhiều lĩnh vực như: nhân lực, công nghệ, chính sách khách hàng.

- Đơn giản hoá các thủ tục.

- Đầu tư cho công tác hiện đại hoá toàn bộ hệ thống, ứng dụng công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho công tác truyền tin và cập nhật thông tin cần thiết.

- Hội sở chính sớm ban hành quy trình nghiệp vụ bảo lãnh để Sở Giao dịch và các chi nhánh nói chung trong toàn hệ thống thực hiện nghiệp vụ Bảo lãnh

thuận lợi và có chuẩn mực. Đối với sản phẩm Bảo lãnh áp dụng công nghệ mới cần triển khai khẩn trương, tránh bị tụt hậu so với các Ngân hàng khác (ví dụ: dịch vụ Bảo lãnh thanh toán thuế online…). Phát triển mới các sản phẩm bảo lãnh như: cho vay mua nhà chung cư, du học sau đại học, giao dịch bất động sản… đi kèm với công tác tuyên truyền quảng cáo.

Hỗ trợ SGD làm việc và thống nhất với các Phòng ban Hội sở chính (Phòng Quan hệ ngân hàng đại lý, Trung tâm thanh toán, Phòng Tài trợ thương mại) về việc phân chia Bảo lãnh Đối ứng đúng đối tượng Khách hàng của Hội Sở chính và của Sở giao dịch đề phục vụ khách hàng được tốt hơn.

Kết Luận

Cho đến nay, bảo lãnh ngân hàng là một loại hình nghiệp vụ không thể thiếu đối với các ngân hàng cũng như với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu đổi mới hoạt động của hệ thống NHTM càng đòi hỏi ngày một hoàn thiện và phát triển. Chính vì vậy các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nghành.

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng Ngoại thương Hà nội.

Chuyên đề đã đạt được một số các kết qủa sau:

- Khái quát quá trình hình thành, sự cần thiết ra đời hoạt động bảo lãnh cũng như những vấn đề cơ bản khác về nghiệp vụ bảo lãnh.

- Phân tích được tình hình hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng từ đó đưa ra những nguyên nhân của hạn chế đó.

- Từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Song do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên chuyên đề còn chưa bao quát được toàn bộ nội dung của hoạt động bảo lãnh và không tránh khỏi sai sót.

Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo

• Giáo trình NHTM – TS. Phan Thị Thu Hà

• Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,Frederic S.Mishkin (1995), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

• Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, Lê Văn Tư (2001) , NXB Thống kê • Báo cáo thường niên Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

• Báo cáo thường niên Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam • Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm 2009 - 2011 của Sở Giao Dịch Ngân

hàng Ngoại Thương Việt Nam

• Thời báo kinh tế Việt Nam Thời báo kinh tế (từ 2009 – 2011) • Tạp chí Ngân hàng (từ 2009-2011)

• Tạp chí Thị trường Tiền tệ ( 2009-2011)

• Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn

• Website Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 88 - 91)