2.1.1. Lịch sử hình thành
Được ra đời vào ngày 01/04/1963, dựa trên Quyêt định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ ra từ Cục Quản Lí Ngoại Hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương ( nay là NHNN ). Tại thời điểm này, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và là ngân hàng duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ, xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ… Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho ban lãnh đạo ngân hàng Nhà Nước về các chính sách như: chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà Nước và về quan hệ với các ngân hàng Trung Ương ở các nước và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế…
Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã ra nghị định số 53/HĐBT quy định rõ: NHNN là cơ quan của HĐBT được tổ chức thành hệ thống trong cả nước gồm 2 cấp: NHNN là cấp quản lí và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc, gồm Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
Đến ngày 14/11/1990, theo Quyết định số 403 – CT ban hành ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng. Kèm theo 2 pháp lệnh được ban hành, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN hoạt động đa năng, lấy tên là ngân hàng ngoại thương Việt Nam, gọi tắt là ngân hàng Ngoại Thương, tên giao dịch bằng Tiếng Anh: Bank for foreign trade of Việt Nam (VCB). Trụ sở của VCB đặt tại 198 Trần Quang Khải, Hà Nội.
Năm 1991, SGD NHNT TW được thành lập. Trong thời gian đầu thành lập. SGD đóng vai trò đầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ của NHNT VN, là cầu nối cho NHNT VN với khách hàng của mình.
Ngày 1/4/1991, Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập, tuy nhiên vẫn trực thuộc NHNT TW.
Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg vào ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 20/01/2001, NHNT VN khai trương tòa nhà VCB Tower tại địa chỉ 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. VCB H.O và SGD NHNT TW được đặt tại Trụ sở này.
SGD đã thành lập thêm mạng lưới các PGD trên khắp địa bàn Thành phố Hà Nội, đến nay đã có 15 PGD; tăng thời gian giao dịch tại các PGD này để phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng được thuận lợi hơn.
Ngày 28/12/2005, theo quyết định số 1215/QĐ-NHNT. TCCB&ĐT của Hội đồng quản trị NHNT VN và tới ngày 01/01/2006, SGD được chính thức tách khỏi Hội sở chính, hoạt động như 1 chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con giấu, có tài khoản riêng. SGD cùng các chi nhánh trong toàn hệ thống trên cả nước sẽ không ngừng xây dựng và phát triển, phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, góp phần thiết thực vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà.
Ngày 30/10/2008, SGD NHTMCP Ngoại thương VN đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới tại 31-33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quân Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bên cạnh hoạt động như 1 chi nhánh VCB với thị phần lớn trong nhiều lĩnh vực tại Hà Nội, SGD còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương chính sách của VCB, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm mới cũng như thức hiện 1 số nghiệp vụ đặc thù khác.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo SGD NHNT VN gồm có 1 Giám đốc cùng với 4 Phó Gíám đốc phụ trách các mảng nghiệp vụ. Hiện tại SGD có khoảng gần 700 nhân viên. Có tất cả 39 phòng chức năng trong đó có 5 phòng chuyên môn, 19 phòng nghiệp vụ đặt tại trụ sở và 15 PGD được bố trí khắp thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Sở Giao Dịch
(Nguồn: Dữ liệu phòng hành chính Sở Giao Dịch )
- Nhóm hỗ trợ:
Ban Giám Đốc Ủy Ban Quản Lý Rủi Ro
Ban Điều Hành Hội Đồng Tín Dụng
P. Quan hệ khách hàng Quản lý vốn và kinh doanh ngoại tệ P. Thánh toán Xuất nhập khẩu P. Tổ chức cán bộ P. Kiểm tra nội bộ P. Dịch vụ Ngân hàng
P. Thanh toán thẻ Tín dụng thể nhân
P. Quản lý rủi ro P. Tin học Xây dựng cơ bản
Phát triển mạng lưới
P. Ngân Quỹ P. Kế toán tài chính Quản lý nợ Hành chính quản trị
Chi Nhánh trực thuộc
Phòng quản lí nhân sự: Tham mưu giúp Ban Giám Đốc trong công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại SGD theo đúng luật lao động, quy định hiện hành của NHNN và VCB,trợ giúp đảng ủy SGD, ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên thực hiện công tác Đảng và đoàn thể tại SGD.
Phòng kế toán tài chính: tham mưu giúp Ban Giám Đốc trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán – tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại SGD theo luật kế toán, thống kê của nhà nước, quy định của bộ tài chính, của NHNN và của VCB.
Phòng kiểm tra nội bộ: thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật; quy chế, quy định của NHNT VN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của SGD để bảo vệ lợi ích các bên tham gia (Nhà nước, Ngân hàng và khách hàng của SGD).
Phòng hành chính quản trị: thực hiện công tác hành chính, quản trị và nghiên cứu, xây dựng, mở rộng phát triển mạng lưới của SGD trong địa bàn Hà Nội và ở các vùng lân cận theo phương hướng kế hoạch được đề ra cho từng giai đoạn cụ thể.
- Nhóm tín dụng:
Phòng quan hệ khách hàng: thực hiện chức năng là công tác phát triển và duy trì quan hệ với các khách hàng. Dựa trên những thông tin do phòng quan hệ khách hàng thu thập và cung cấp, phòng sẽ thực hiện thẩm định đánh giá mức độ rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng.
Phòng quản lí nợ : Quản lý và trực tiếp thực hiện tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay/ hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ. lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng đầy đủ và an toàn; quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng, đảm bảo các khoản cấp tín dụng tuân thủ các quy định trong quy trình tín dụng.
Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng: triển khai nhiệm vụ cho vay trả góp, tiêu dùng với đối với khách hàng là thể nhân(trừ các nghiệp vụ tín dụng thông qua thanh toán thẻ).
Phòng đầu tư dự án: Là phòng thực hiện nhiệm vụ phát triển các sản phẩm đầu tư từ dự án, phân tích các yếu tố rủi ro và thẩm định việc cấp tín dụng đối với các dự án.
Phòng tín dụng cho DN nhỏ và vừa: Thực hiện chức năng quan hệ, duy trì và phát triển đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng với đó là triển khai cung ứng các sản phẩm tín dụng và các dịch vụ có liên quan theo định hướng trong từng thời kỳ.
Nhóm thanh toán:
Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện công tác thanh toán quốc tế và dịch vụ đối ngoại liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu tại SGD. Đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế về nghiệp vụ thanh toán quốc tế của VCB.
Phòng bảo lãnh: Có chức năng tham mưu và giúp Ban Giám Đốc thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh theo các văn bản quy định hiện hành của nhà nước, NHNN và VCB, đồng thời tuân thủ các thỏa ước quốc tế, các thông lệ quốc tế và các điều lệ quốc tế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng mà Việt Nam là nước thành viên hoặc đã cam kết tham gia.
Phòng vay nợ viện trợ: có chức năng quản lí và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại sử dụng nguồn vốn vay viện trợ ODA.
- Nhóm kinh doanh dịch vụ:
Phòng thanh toán thẻ: thực hiện việc phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ VCB tại SGD.
Phòng hối đoái: có chức năng phục vụ các đối tượng khách hàng là cá nhân bao gồm: Quản lí hồ sơ thông tin tài khoản, thông tin khách hàng; Quản lí và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng là cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đén tiền tệ, thanh toán đối ngoại với khách hàng là cá nhân; Thực hiện các chuyển tiền trong nước của khách hàng là cá nhân, quản lí các chứng từ có giá phục vụ cho nghiệp vụ của phòng.
Phòng tiết kiệm: thực hiện công tác huy động vốn tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ tại SGD.
Phòng ngân quỹ: có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lí giấy tờ có giá tại SGD, thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.
Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ: thực hiện quản trị và điều hành lãi suất tỉ giá, huy động và kinh doanh vốn VNĐ và ngoại tệ tại SGD.
Phòng khách hàng đặc biệt: chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng chính sách đối với khách hàng thể nhân và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cho khách hàng đặc biệt của SGD(là các khách hàng thể nhân có số dư tiền gửi lớn, hoặc cán bộ cao cấp Nhà nước, lãnh đạo các bộ ngành...).
Phòng kế toán giao dịch: có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là tổ chức(cư trú và không cư trú) và có quan hệ với SGD.
Tổ quản lí quỹ ATM: có chức năng cung ứng các dịch vụ, là đầu mối xử lí các sự cố hoặc đè xuất xử lí các sự cố phát sinh để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống máy ATM của SGD.
Tổ phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ: có chức năng nghiên cứu việc cung cấp các sanp phẩm dịch vụ, mở rộng phát triển mạng lưới bán lẻ.
- Các phòng giao dịch(PGD):
Hiện nay SGD còn bao gồm khoảng 17 phòng giao dịch hoạt động trên khắp địa bàn thành phố HN. Đây là các đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc SGD, hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội chịu sự quản lí giám sảt trực tiếp của giám đốc SGD. Có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng
2.1.3.Tình hình hoạt động của Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
- Hoạt động huy động vốn.
Trong thời gian 3 năm(2009-2011). Khi đứng trước sự biến động của nền kinh tế, và chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố. Như sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài đến cuối năm 2009. Sau đó, lại chịu sự cạnh tranh về lãi suất cũng như chất lượng dịch vụ, số lượng các phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội. Do
vậy, nên SGD đã có một loạt các công tác nhằm thúc đẩy hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế:
Triển khai kịp thời các sản phẩm tiền gửi của NH TMCP NT VN .
- Bám sát diễn biến của thị trường và chỉ đạo của HSC để điều chỉnh lãi suất phù hợp với thị trường và phản ánh kịp thời các vướng mắc phát sinh.
- Thường xuyên theo dõi dòng tiền để kịp thời liên hệ với khách hàng về kế hoạch sử dụng tiền đồng thời phối hợp chặt chẽ với Phòng Quản lý Kinh doanh Vốn – HSC để chào lãi suất ưu đãi khi cần thiết.
- Có chế độ chăm sóc thích hợp đối với từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có số dư tiền gửi lớn.
- Quán triệt việc thực hiện tốt Bộ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Ngoài ra còn có các biện pháp khác như thực hiện giao dịch buổi trưa trong ngày làm việc tại các phòng có nghiệp vụ huy động vốn khách hang thể nhân và giao dịch buổi sang thứ bảy hàng tuần tại một số địa điểm giao dịch. Hay như chương trình khuyến khích mỗi cán bộ SGD huy động thêm tiền gửi mới là 400.000.000 VNĐ...
Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động huy động vốn của SGD còn gặp nhiều khó khăn. Biểu hiện rõ rệt nhất đó là việc liên tiếp trong 3 năm (2009 - 2011) SGD đều ko đạt được kế hoạch huy động vốn do HSC giao cho.
Trong giai đoạn 2009 – 2010:
Từ cuối năm 2009, tổng số vốn huy động từ khách hàng quy VNĐ của SGD đạt 39,324.45 tỷ đồng.
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn tại Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam 2009 - 2011 đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 VNĐ So với năm 2008 (%) VNĐ So với năm 2009 (%) VNĐ So với năm 2010 (%) HĐ từ nền KT 39.324,45 -1,48 46.010,90 17,00 42.728,64 0,53 1. TG của TCKT 27.843,33 -7,39 29.058,99 12,25 23.955,68 -9,20 1.1. TG KKH 9.184,66 -3,96 5.043,22 -30,23 6.042,66 -1,94 1.2. TG CKH 18.658,67 -8,99 24.015,77 28,71 17.913,03 -11,41 2. Tkiệm & KP,TrP 11.481,11 16,54 16.951,95 26,15 18.772,97 16,47 2.1. Tiết kiệm 11.367,30 33,35 16.259,08 22,03 18.739,12 15,2 trđó: TK KKH 37,15 -12,96 1.787,36 6,04 1.389,42 -2,75 TK CKH 6.267,44 33,72 14.471,72 24,34 17.349,70 23,81 2.2. KP, TrP, CCTG 5.062,70 33,42 692,87 508,86 33,85 -95,00
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở Giao Dịch Vietcombank 2009 - 2011)
Trong đó huy động bằng VNĐ đạt 22,778.00 tỷ đồng, còn huy động bằng USD đạt 922.27 triệu USD. Đến cuối năm 2010, tổng số vốn huy động từ khách hàng quy VNĐ của SGD đạt 46,010.9 tỷ đồng tăng 5.686,45 tỷ VND (17%) so với 31/12/2009 trong đó huy động bằng VNĐ tăng 5.717,06 tỷ VND (25,1%) và ngoại tệ quy USD tăng 2,93 tr. USD (0,32%) so với cuối năm 2009.
Đến giai đoạn đoạn 2010 – 2011:
Đến cuối năm 2011, tổng số vốn huy động quy VNĐ của Sở Giao Dịch đạt 42.728,64 tỷ đồng tăng 0,53% so với cuối năm 2010. Trong đó tổng số vốn huy động VNĐ là 25.779,12 tỷ đồng tăng 2,79% so với năm 2010, tổng số vốn huy động bằng USD là 814.37 triệu USD giảm 11,51% so với năm 2010.
- Hoạt động sử dụng vốn.
Trong giai đoạn 2009 – 2010:
Đến 31/12/2010 dư nợ cho vay nền kinh tế quy VND của SGD đạt 8.121,64 tỷ đồng, tăng 2.158,02 tỷ VND (36,19%) so với 31/12/2009 trong đó dư nợ VNĐ đạt 4.393,34 tỷ VND tăng 1.186,82 tỷ VND (37,01%) và dư nợ ngoại tệ quy USD đạt 196,92 tr.USD tăng 43,25 tr. USD (28,14%). Do nguồn cung USD bị hạn chế và tỷ giá biến động nhiều nên khách hàng hạn chế vay USD hoặc thực hiện mua ngoại tệ để trả nợ vay đến hạn và chuyển sang vay VND. Dư nợ cho vay đồng tài trợ bằng ngoại tệ quy USD đến cuối năm 2010 tăng mạnh so với năm trước là 37,42 tr. USD (264,43%) do SGD cho vay Dự án thanh toán tiền trả trước năm 2010 của Hợp đồng mua 26 máy bay A321 của TCTy Hàng không Việt Nam. Để thực hiện giảm dư nợ, trong hai tháng cuối năm 2010, SGD tập trung công tác thu nợ, ưu tiên bán USD cho các khách hàng có nhu cầu trả nợ; chỉ thực hiện cho vay thu mua hàng xuất khẩu, sản xuất, một số khách hàng có số dư tiền gửi lớn và thực hiện cho vay khách hàng thể nhân như kế hoạch đã đăng ký. SGD đã tích cực đôn đốc các khách hàng có khả năng tài chính chuyển tiền về trả nợ trước hạn. Do vậy, đến 31/12/2010 dư nợ tín dụng của SGD đã thấp hơn mức trần khống chế dư nợ