Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn dệt may Việt Nam ( Vinatex) (Trang 33 - 35)

Mặc dù hoạt động xuất khẩu dệt may hiện nay là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng cần khẳng định rằng với vai trò vô cùng quan trọng của nó, thị trường nội địa vẫn là thị trường quan trọng nhất và là thị trường lâu dài của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nước ta chiệu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng may mặc trong nước ngày càng tăng, nhu cầu may mặc ở các khu vực thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Một thực tế cho thấy, nếu xét trên góc độ phẩm cấp của sản phẩm, có thể thấy trong thời gian qua chúng ta bán ở thị trường nội địa các sản phẩm

có phẩm cấp trung bình, số lượng các sản phẩm cao cấp còn rất ít. Mặc dù , các sản phẩm như áo sơ mi các loại có chất lượng vải cao hơn hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nhưng lại thua kém về kiểu dáng mẫu mã. Đối với thị trường trong nước công ty cần quan tâm nghiên cứu đến xu hướng thẩm mỹ của người tiêu dùng. Bởi vì sự giao lưu hội nhập của các nền văn hoá, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được nâng cao, trình độ dân trí ảnh hưởng đến thị hiếu lối sống của người dân. Đây là vấn đề công ty cần nghiên cứu kỹ để dự đoán, phát hiện trước đạt được mục tiêu đặt ra giúp cho việc hoạch định chiến lược tiêu thụ sản phẩm.

Để công tác nghiên cứu thị trường đạt kết quả cao thì các doanh nghiệp cần chia thị trường nội địa thành các khúc thị truờng như: Thành phố, nông thôn, đồng bằng, miền núi... Đối với mỗi khúc thị trường các cán bộ nghiên cứu thị truờng cần phải nghiên cứu mức sống, phong tục tập quán để tung ra những sản phẩm phù hợp.

Thông tin có thể thu thập thông các đại lý của của doanh nghiệp bằng các hình thức theo dõi, thống kê chủng loại, mẫu mã, mầu sắc, kích thước theo từng mùa vụ, từng vùng. Hay có thể mua thông tin về hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh thông qua các đại lý bán sỉ và bán lẻ của họ.

Nghiên cứu giá cả, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá nước ngoài đang tiêu thụ trên thị trường nước ta để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu của nó và thông qua đó cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, các thông tin về phương thức bán hàng, về cách phục vụ khách hàng, so sánh những điều rút ra được với tình hình tại doanh nghiệp để lựa chọn phương thức phù hợp nhất.

Các doanh nghiệp có thể thông qua hội nghị khách hàng lấy ý kiến của khách hàng đây là cách tìm ra biện pháp giải quyết khó khăn thắc mắc xảy ra với khách hàng và chứng tỏ sự quan tâm của công ty tới lợi ích của khách hàng. Sau khi đã tiến hành thu thập thông tin thì bước tiếp theo là xử lý

những thông tin đã có. Để xử lý thông tin tốt và chính xác các doanh nghiệp nên tiến hành tổng hợp và phân loại thông tin như: Thông tin về nhu cầu thị trường, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về ý kiến khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thông tin về khả năng tiêu thụ của khách hàng trên cơ sở đó xử lý chính xác các thông tin để tạo điều kiện cho sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng.

Việc xử lý các thông tin cũng chính là lựa chọn thị trường để đưa ra các quyết định phù hợp về quy mô, chất lượng, giá, phân phối thị trường của từng sản phẩm. Giá cả của sản phẩm ở khu vực thành thị phải cao hơn so với giá ở khu vực nông thôn. Đối với khách hàng thường xuyên, khách hàng mới thì phải có chính sách giá mềm hơn .

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn dệt may Việt Nam ( Vinatex) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w