Điều kiện áp dụng quyền chọn chứng khoán vào thị trường chứng khoán:

Một phần của tài liệu Luận văn-Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” pdf (Trang 33 - 107)

Một trong những điều kiện quan trọng để có thể áp dụng quyền chọn trên TTCK là TTCK phải phát triển đến một mức độ nhất định thể hiện ở:

• Số lượng công ty niêm yết nhiều và có nhiều công ty cổ phần đại chúng lớn. • Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại.

• Chất lượng dịch vụ của các công ty chứng khoán cao, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng.

• Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán nhiều. • Tính thanh khoản trên TTCK cao.

• Mức vốn hóa thị trường lớn.

Qua thời gian phát triển của TTCK các NĐT cũng sẽ trải qua nhiều rủi ro trước những biến động khó lường của TTCK. Khi đó các NĐT sẽ phát sinh nhu cầu bảo hiểm rủi ro và nhu cầu sử dụng quyền chọn chứng khoán để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh là tất yếu. Hơn nữa khi TTCK đã phát triển thì nhu cầu về chứng khoán phái sinh nói chung và quyền chọn chứng khoán nói riêng là cần thiết để NĐT đa dạng hóa các kênh đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận.

Muốn có một TTCK sôi động thì điều quan trọng là phải làm sao đưa thật nhiều hàng hóa đa dạng về chủng loại, đảm bảo về chất lượng vào thị trường nhằm thu hút, kích thích các NĐT sử dụng năng lực của mình để kinh doanh kiếm lời dựa trên các sản phẩm mà thị trường cung cấp.

Quyền chọn là công cụ chứng khoan phái sinh, sự tồn tại của quyền chọn phụ thuộc tương đối vào các chứng khoán trên thị trường. Để ứng dụng giao dịch quyền chọn, trước tiên phải có các chứng khoán trên thị trường, những loại chứng khoán đó là cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số,… Càng nhiều loại chứng khoán trên thị trường, quyền chọn càng có cơ hội phát triển.

1.3.2 Điu kin v pháp lý:

Quyền chọn chứng khoán là một sản phẩm chứng khoán phái sinh khá phức tạp. Vì vậy, để có thể áp dụng quyền chọn vào TTCK cần có một cơ sở pháp lý chặt chẽ và

hợp lý để có thể kiểm soát được tình hình trước khi đưa quyền chọn chứng khoán ra thị trường.

Trên TTCK nhiều rủi ro, quyền chọn có phương thức giao dịch khá đặc biệt đó là có sự tham gia của nhiều bên như: người mua, người bán, CTCK, công ty niêm yết, công ty thanh toán, công ty lưu ký,… Do đó, luật pháp phải điều chỉnh mọi hành vi của các đối tượng này để đảm bảo nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên tham gia. Cụ thể để triển khai quyền chọn chứng khoán cần có luật chứng khoán hoàn chỉnh, bên cạnh đó cần có luật chứng khoán phái sinh và thị trường phái sinh trong đó quy định rõ các khái niệm, qui định về quyền chọn và các giao dịch quyền chọn; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thị trường.

Do tính chất phức tạp của giao dịch quyền chọn, khiến hoạt động của công cụ quyền chọn chứng khoán càng nhạy cảm với những hành vi gian lận, tiêu cực. Trên thị trường này có nhiều đối tượng tham gia như: NĐT, nhà đầu cơ, nhà môi giới…Mỗi người tham gia trên thị trường đều vì những mục đích, lợi ích và sự hiểu biết khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, nguy cơ rủi ro cũng như khả năng thu lợi trên hợp đồng quyền chọn là rất lớn. Đặc tính đó khiến cho thị trường phái sinh dễ xảy ra các hoạt động kiếm lời không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, mua bán tay trong, gây thiệt hại các NĐT, thậm chí cho các nhà môi giới – làm trung gian trong các hợp đồng quyền chọn. Bên cạnh đó, để thị trường quyền chọn chứng khoán phát huy vai trò là một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro, tránh các hành vi tiêu cực từ mặt trái của sản phẩm phái sinh như lừa đảo, trốn thuế, làm sai lệch thông tin, thao túng TTCK thì cần có các các quy định ràng buộc, các yêu cầu về: Nội dung của Hợp đồng quyền chọn; Điều kiện đối với các chứng khoán cơ sở; Quy định về giới hạn giá và số lượng hợp đồng quyền chọn giao dịch để tránh tình trạng thao túng thị trường; Điều kiện về công bố thông tin, đảm bảo tính chuẩn xác và minh bạch trên thị trường… Cũng cần phải có những chuẩn mực kế toán phù hợp để điều chỉnh thực hiện những nghiệp vụ kế toán có liên quan và thể hiện đúng trên báo cáo tài chính.

Ngoài ra cũng cần có những quy tắc, và điều lệ chuẩn mực của các Sàn Giao dịch. Những quy tắc và điều lệ này ban hành những quy định có liên quan đến nhiệm vụ, cơ

cấu tổ chức, việc bổ nhiệm các thành viên của sàn giao dịch. Từ đó, các sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), trung tâm lưu ký – thanh toán bù trừ có các quy định cụ thể cho các hoạt động giao dịch trên sàn, bao gồm các biểu mẫu, các quy định trong hợp đồng, giá thực hiện, hạn mức thực hiện, phương thức đặt lệnh, ký quỹ, và thanh toán hợp đồng…. Có các quy định các điều kiện cụ thể cho các loại cổ phiếu được phép giao dịch trên thị trường quyền chọn (như cổ phiếu của các công ty có tỷ suất sinh lợi cao, khối lượng giao dịch đáng kể và đạt được tính thanh khoản theo yêu cầu để duy trì việc niêm yết quyền chọn) để đảm bảo quyền lợi cho NĐT. Cũng cần có các điều kiện, quy định những CTCK nào được phép tham gia vào thị trường quyền chọn này dựa theo năng lực và uy tín của công ty đó.

Như vậy, để quyền chọn được ứng dụng có hiệu quả cần phải xây dựng được khung pháp lý mang tính thực tiễn và thống nhất, hệ thống văn bản pháp luật phải điều chỉnh hoạt động TTCK theo hướng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường.

1.3.3 Điu kin v thông tin trên th trường:

Đối với TTCK thì thông tin là một yếu tố rất nhạy cảm có tác động trực tiếp đến giá chứng khoán. Muốn TTCK hoạt động hiệu quả thì việc cung cấp minh bạch, đầy đủ và kịp thời các thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các thông tin này bao gồm: thông tin vĩ mô, thông tin DN và thông tin thị trường.

Các thông tin không minh bạch có hậu quả khôn lường. Hậu quả xấu không những chỉ có thể ảnh hưởng đến các NĐT (cả cá nhân và tổ chức) mà còn có thể ảnh hưởng đến DN niêm yết nói riêng và TTCK nói chung. Sự thiếu minh bạch và bình đẳng trong tiếp cận thông tin sẽ hỗ trợ cho các kiểu làm ăn chụp giật và như thế có thể nhanh chóng hủy hoại lòng tin của NĐT và gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới sự phát triển bền vững của thị trường.

Để đáp ứng được vấn đề minh bạch hóa thông tin thì cần phải có các quy định cụ thể về việc công bố thông tin như: đối tượng được công bố thông tin, yêu cầu về tính chính xác của nội dung thông tin được công bố, phương tiện và hình thức công bố thông tin, quy định cụ thể về việc công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính của các công ty đại chúng (CTĐC) và tổ chức niêm yết, quy định cụ thể về xử lý vi phạm trong vấn đề công bố thông tin.

Ngoài ra các thông tin cũng phải được cung cấp một các rộng rãi đưa trên các phương tiện công bố thông tin đại chúng hoặc phương tiện công bố thông tin của trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) hoặc SGDCK để các NĐT có thể tiếp cận một cách đầy đủ và dễ dàng.

Các giao dịch quyền chọn đều dựa trên sự biến động giá chứng khoán cơ sở, mà sự biến động giá chứng khoán cơ sở lại dựa vào phản ứng của NĐT trên thị trường thông qua những thông tin nhận được. Do đó, thông tin minh bạch, đầy đủ và kịp thời là một điều kiện để NĐT có cơ sở rõ ràng và chính xác để thực hiện các quyết định đầu tư của mình và là điều kiện cần thiết để thị trường quyền chọn chứng khoán phát triển.

1.3.4 Điu kin v k thut:

Hoạt động của TTCK phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào hệ thống máy tính. Đặc điểm hoạt động của ngành chứng khoán là khối lượng giao dịch rất lớn với yêu cầu thời gian đặc biệt cấp bách nên bắt buộc phải có sự hỗ trợ của máy tính, vì vậy yêu cầu về mặt kỹ thuật là rất cao.

Điều kiện về mặt kỹ thuật cho hoạt động của TTCK nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng bao gồm một số yêu cầu cơ bản về kỹ thuật như: hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; kỹ thuật đặt, chuyển lệnh mua và lệnh bán; kỹ thuật hạch toán và chuyển quyền sở hữu; kỹ thuật lưu ký chứng khoán; kỹ thuật lưu trữ lệnh,…

Việc hoàn thiện và đồng bộ hóa hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của thị trường quyền chọn.

1.3.5 Điu kin v con người:

Nhân tố con người đóng vai trò quyết định trong mọi hoat động và tất nhiên nó quyết định sự thành công hay thất bại của việc ứng dụng quyền chọn chứng khoán ở TTCK. Tất cả các điều kiện nói trên có thực hiện được hay không là đều do con người. Con người để điều hành, quản lý, thực hiện nghiệp vụ, đầu tư,… Do đó, để đáp ứng được giao dịch quyền chọn thì trước tiên phải có con người am hiểu về TTCK cũng như các lĩnh vực liên quan đến kinh tế. Những con người am hiểu về TTCK không chỉ là những nhà quản lý TTCK hay đội ngũ thực hiện các giao dịch quyền chọn ở các CTCK mà cả đại đa số công chúng đầu tư. Chính công chúng đầu tư mới là nhân tố tác động vào nguồn cầu làm cho thị trường này phát triển.

1.4 Nhng tác động không mong mun ca quyn chn chng khoán:

Qua cơ sở lý luận trên thì ta cũng có thể thấy được một số tác động không muốn của quyền chọn chứng khoán đến các NĐT, các nhà môi giới cũng như TTCK như sau:

Đối với nhà đầu tư, người môi giới:

Do sự bất cân xứng thông tin mà những hoạt động kiếm lời không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, mua bán tay trong, gây thiệt hại cho các NĐT, thậm chí cho các nhà môi giới – làm trung gian trong các hợp đồng quyền chọn.

Việc sử dụng rộng rãi hợp đồng quyền chọn chứng khoán trên thị trường làm tăng số lượng giao dịch trên hệ thống của sàn giao dịch chứng khoán nên có thể làm quá tải mạng giao dịch chứng khoán, và gây ra những lỗi kỷ thuật ảnh hưởng đến giao dịch của NĐT. Những nhầm lẫn này khó có thể tránh được.

Thông thường một bất lợi cho hầu hết mọi người mới sử dụng quyền chọn, vì họ thường sẽ bắt đầu mua. Nhưng quyền chọn chứng khoán mất đi giá trị theo thời gian do đó bạn có được quyền chọn chứng khoán nhưng cũng với thời gian của bạn mất đi. Quyền chọn chứng khoán thường không phải là khó để dự đoán, nhưng thời gian là một câu chuyện hoàn toàn khác nhau

Quyền chọn chỉ là một công cụ phòng ngừa giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro chứ không phải là phương tiện để nhà đầu tư kiếm lời. Nó có lợi nhuận giảm tương đương với rủi ro giảm khi phòng ngừa băng quyền chọn chứng khoán.

Đối với thị trường chứng khoán: thị trường vẫn bị kiểm soát bởi các nhà đầu tư số đông. Quyền chọn chứng khoán đơn thuần chỉ là một công cụ giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro. Vì vậy nếu các nhà đầu tư sử dụng công cụ quyền chọn như là một công cụ để tạo ra lợi nhuận mà không phải là để phòng ngừa rủi ro ví dụ như bán không chứng khoán một số lượng lớn thì thị trường lúc những hợp đồng quyền chọn đó kết thúc có thể xảy ra tình trạng xấu, làm thị trường tụt dốc một cách nhanh chóng.

Chương 2: Mt vài ví d v áp dng quyn chn chng khoán trên thế gii

2.1 Mô hình M: 2.1.1 TTCK M:

TTCK Mỹ hình thành từ năm 1790 có lịch sử phát triển hơn 200 năm. Nét quan trọng trong cơ cấu thị trường tài chính Mỹ là việc tách rời hoạt động của ngành ngân hàng và ngành chứng khoán. Rất ít nước trên thế giới theo mô hình của Mỹ. Trên thực tế, việc tách rời hoạt động của hai ngành chứng khoán và ngân hàng là sự khác biệt nổi bật trong các quy định về hoạt động của ngành chứng khoán tại Mỹ và các nước khác. Thị trường chứng khoán Mỹ hiện nay là một thị trường quan trọng bậc nhất trên thế giới nếu xét trên tổng thể khối lượng tư bản giao dịch và sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với các TTCK khác. Điều đáng chú ý là 2/3 nghiệp vụ giao dịch chứng khoán ở Mỹ được thực hiện trên thị trường phi tập trung, đặc biệt là đối với các hàng hoá là trái phiếu chính phủ.

SGDCK NewYork (NYSE) là Sở giao dịch lớn nhất và lâu đời nhất nước Mỹ. TTCK này của Mỹ còn được gọi là thị trường phố Wall - nơi phôi thai những giao dịch đầu tiên của nước Mỹ kể từ năm 1864 và hiện là TTGDCK lớn nhất thế giới, quản lý tới hơn 80% các giao dịch chứng khoán của Mỹ và kể từ năm 1962 đã trở thành TTCK quốc gia.

SGDCK Mỹ (American Stock Exchange - AMEX) là TTCK tập trung lớn thứ 2 ở Mỹ và hiện nay có khoảng 1/5 số chứng khoán của Mỹ được mua bán trên thị trường này. Cũng tương tự như SGDCK NewYork, AMEX hoạt động theo hệ thống đấu giá mở và các chuyên gia trên thị trường đóng vai trò quan trọng.

Bên cạnh các TTCK tập trung là các Sở giao dịch (hiện có khoảng 14 Sở GDCK khác nhau), tại Mỹ còn có OTC rất phát triển đó là Nasdaq.

Các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Mỹ bao gồm các ngân hàng đầu tư và các công ty môi giới:

Các ngân hàng đầu tư: khi một công ty muốn vay vốn, công ty thường thuê các dịch vụ của một ngân hàng đầu tư để giúp việc chào bán chứng khoán. Mặc dù tên gọi là ngân hàng đầu tư, nhưng các ngân hàng đầu tư không phải là một ngân hàng theo nghĩa thông thường, nó cũng không phải là một tổ chức tài chính trung gian đứng ra nhận tiền gửi và cho vay. Những ngân hàng đầu tư nổi tiếng của Mỹ gồm có Morgan Stanley, Merrill Lynch, Saiomon Brothes, First Boston Corporation và Goldman Sachs đã rất thành công trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành không những tại Mỹ mà cả ở các thị trường ngoài Mỹ.

Các công ty môi giới: ở Mỹ, các công ty môi giới có thể thành lập dưới bất kỳ hình thức nào: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hình thức công ty hợp danh.

Có rất nhiều loại môi giới và tự doanh chứng khoán nhỏ chuyên cung cấp một loại dịch vụ, cũng có những công ty môi giới và nhà tự doanh lớn cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính đa dạng. Các công ty này tham gia vào mọi hoạt động kinh doanh trên TTCK như môi giới chứng khoán, cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, cung cấp các dịch vụ liên quan tới bảo lãnh phát hành, quản lý tiền cho khách hàng, nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ liên quan tới chứng khoán.

Ủy Ban Chứng Khoán Mỹ (Securities Exchange Commission- SEC) là một cơ quan chính phủ quản lý việc phát hành, mua bán chứng khoán. SEC là cơ quan quản lý chính của thị trường quyền chọn Mỹ. Nhiệm vụ của SEC là nhằm bảo vệ NĐT, duy trì thị trường bảo đảm công bằng, kỷ luật, và hiệu quả, tạo điều kiện huy động vốn.

2.1.2 Sàn giao dch quyn chn chng khoán Chicago (CBOE):2.1.2.1 Lch s hình thành và phát trin: 2.1.2.1 Lch s hình thành và phát trin:

CBOE là một trong những sàn giao dịch quyền chọn lớn nhất thế giới với lịch sử hình thành và phát triển được tóm lược như sau: (Ngun http://www.cboe.com)

Một phần của tài liệu Luận văn-Chuyên đề: “Quyền chọn chứng khoán” pdf (Trang 33 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)