Sử dụng VB 6.0:

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm Quản lý nhân sự tại công ty phần mềm BRAVO (Trang 44 - 45)

- Nguồn gốc :là sản phẩm nằm trong bộ phần mềm của Visual Studio 98 của hãng MicroSoft ra đời năm 98 Cho đến nay nó đã được cập nhật đến bản sửa lỗi 6.

2.2.3.2. Sử dụng VB 6.0:

Khi viết chương trình bằng Visual Basic phải trải qua hai bước: thiết kế giao diện và viết lệnh.

Thiết kế giao diện

Visual Basic là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nên việc thiết kế giao diện rất đơn giản. Trong hộp Tools box, người dùng có thể xác định đối tượng, sau đó đặt đối tượng vào Form và tiến hành thay đổi một số thuộc tính của đối tượng đó trực tiếp trên đối tượng hoặc thông qua cửa sổ thuộc tính Properties Windows.

Form : Tương tự như trong Access, Form là biểu mẫu mỗi ứng dụng trong Visual Basic. Thông thường dùng Form nhằm định vị và sắp xếp các bộ phận trên nó khi thiết kế các phần giao tiếp với người dùng, có thể xem Form như một bộ phận mà nó chứa các bộ phận khác. Form chính là ứng dụng, các thành phần của nó tương tác với các Form khác, các bộ phận của chúng tạo nên giao tiếp cho ứng dụng. Form chính là giao diện chính cho ứng dụng, các Form khác có thể chứa các hộp thoại hiển thị các nhập liệu… Trong nhiều ứng dụng Visual Basic, kích cỡ và vị trí của biểu mẫu vào lúc hoàn tất thiết kế là kích cỡ và hình dạng người dùng sẽ gặp vào thời gian thực hiện, hoặc lúc chạy. Điều này có nghĩa là Visual Basic cho phép thay đổi kích cỡ và di chuyển vị trí của Form đến bất kỳ nơi nào trong màn hình bằng cách thay đổi các thuộc tính của nó trong cửa sổ thuộc tính. Thực tế, một trong những tính năng thiết yếu của Visual Basic là khả năng tiến hành những thay đổi động để đáp ứng các sự kiện của người dùng.

Tools box: Bản thân hộp công cụ này chỉ chứa các biều tượng biểu thị các điều khiển có thể bổ sung vào biểu mẫu, là bảng chứa các đối tượng được định nghĩa sẵn của Visual Basic. Các đối tượng này được sử dụng trong Form để tạo thành giao diện cho các chương trình ứng dụng của Visual Basic. Các đối tượng trong thành công cụ này là thông dụng nhất.

Properties Windows: Là nơi chứa danh sách thuộc tính của một đối tượng cụ thể. Các thuộc tính này có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu về giao diện của các chương trình ứng dụng.

Project Explorer: Do các ứng dụng của Visual thường dùng chung mã hoặc các Form đã tuỳ biến trước đó, nên Visual Basic tổ chức các ứng dụng thành Project. Mỗi Project có thể có nhiều Form và mã kích hoạt điều khiển trên một Form sẽ được lưu trữ chung với Form đó trong các tệp tin riêng biệt. Mã lập trình chung mà tất cả các Form trong ứng dụng chia sẻ có thể phân thành các module khác nhau và cũng được lưu trữ tách biệt, gọi là Module mã. Project Explorer nêu tất cả các biểu mẫu tuỳ biến và được các Module mã chung, tạo nên một ứng dụng.

Viết lệnh

Dòng mã: Điểm quan trọng phải nhận thức được ở khâu lập trình Visual Basic là xử lý mã chỉ để áp dụng các sự kiện. Thực vậy, không như nhiều ngôn ngữ lập trình khác, các dòng mã thi hành trong một chương trình Visual Basic phải nằm trong thủ tục hoặc các hàm, các dòng mã cô lập sẽ không làm việc.

Cửa sổ code : Cửa sổ code là nơi viết mã. Cửa sổ code có một thanh tách (Split Bar) nằm bên dưới thành tiêu đề, tại đầu thanh cuộn dọc để có thể xem hai phần cửa sổ code cùng một lúc.

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm Quản lý nhân sự tại công ty phần mềm BRAVO (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w