dòng dữ liệu. Quản Lý Kho Quản lý nhập kho Quản lý xuất kho Quản lý hàng tồn kho
Lâ ̣pbáo cáo
Vào sổ hàng nhâ ̣p Nhận hàng Nhận, duyệt phiếu nhập kho Nhận, kiểm tra HĐBH Câ ̣p nhâ ̣t hàng
nhâ ̣p kho Truy xuất dữ liê ̣u
Câ ̣p nhâ ̣t hàng xuất kho
Lập phiếu
xuất kho Tính toán, tổng hợp Vào sổ
hàng xuất
Lên báo cáo Tổng hợp tồn
kho Tên người, bộ phận phát/nhận tin Tên dòng dữ liệu Tiến trình xử lý
Tệp dữ liệu, kho dữ liệu
Nguồn hoặc đíchDòng dữ liệu Dòng dữ liệu
Tiến trình xử lý
Các mức của DFD:
Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Phân rã sơ đồ: bắt đầu từ sơ đồ ngữ cảnh, tiến hành phân rã ra thành sơ đồ mức 0, tiếp sau mức 0 là mức 1, …
Các qui tắc xây dựng DFD:
•Qui tắc 1: mỗi biểu tượng có riêng một nhãn duy nhất để tránh gây hiểu nhầm. •Qui tắc 2: Sử dụng một ĐỘNG TỪ để gán nhãn cho một quá trình (vì một quá trình là một hành động!!!).
•Qui tắc 3: Mỗi luồng dữ liệu phải được liên kết với ít nhất một quá trình . •Qui tắc 4: Phải có một góc tô đậm trong tất cả các thể hiện của một biểu tượng lặp trong cùng một biểu đồ .
•Qui tắc 5: Một quá trình phải luôn có luồng dữ liệu vào và ra.
•Qui tắc 6: Không cần có một luồng dữ liệu (mà không có sự biến đổi) liên kết với một quá trình (vì hoạt động như vậy là vô giá trị).
•Qui tắc 7: Các quá trình cha và các quá trình con tương ứng của nó phải có các luồng dữ liệu vào ra giống nhau (nhưng các quá trình con có thể có luồng dữ liệu của riêng nó).
•Qui tắc 8: Các luồng dữ liệu không thể tự phân tách được
•Qui tắc 9: Một gói dữ liệu có thể gồm nhiều phần tử dữ liệu được truyền đi đồng thời tới cũng một đích.
•Qui tắc 10: Không được sử dụng mũi tên hai chiều vì luồng vào (cập nhật) và luồng ra (trích thông tin) của một kho dữ liệu mang nội dung thông tin khác nhau.
Đối với việc phân rã DFD:
- Thông thường một xử lý mà logic xử lý của nó được trình bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc chỉ chiếm một trang giấy thì không phân rã tiếp.
- Cố gắng chỉ để tối đa 7 xử lý trên một trang DFD.
- Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của một DFD con mức thấp nào đó. Luồng ra tới đích của một DFD con phải là luồng ra tới đích của một DFD mức lớn hơn nào đó.
2.2.2 Công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu
Công cụ được sử dụng là hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relation Database Management System) là hệ thống các chương trình hỗ trợ các tác vụ quản lý, khai thác dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.
Những hệ quản trị cơ sở dữ liệu được dùng nhiều nhất là Microsoft Access, Microsoft Visual Foxpro, Microsoft SQL Server và Oracle.
Microsoft Access là một thành phần của phần mềm Microft Office Professional, vì thế mà những đối tượng thuộc giao diện như thực đơn, dải công cụ và hộp thoại đề tương tự như các ứng dụng khác của Office mà phần lớn cán bộ văn phòng đã quen dùng. Việc trao đổi dữ liệu giữa Access và các ứng dụng khác trong môi trường Windows cũng rất thuận tiện.
Access có rất nhiều chức năng để đáp ứng những nhu cầu khác nhau về cơ sở dữ liệu. Có thể dùng Access để phát triển sáu kiểu ứng dụng phổ biến nhất: ứng dụng cá nhân, ứng dụng cho doanh nghiệp nhỏ, ứng dụng cho nội bộ từng phòng ban, ứng dụng cho toàn công ty, ứng dụng ở các tuyến trước cho các cơ sở dữ liệu theo mô hình khách chủ trên một phạm vi toàn doanh nghiệp và ứng dụng trên mạng nội bộ của một cơ quan và mạng máy tính quốc tế.
Các đối tượng của một cơ sở dữ liệu Access:
Tables: Các bảng lưu dữ liệu được định dạng theo cột và dòng, tương tự như việc ứng dụng bảng tính. Chúng ta có thể tạo và mở nhiều bảng (được giới hạn bởi bộ nhớ của máy tính).
Query: Mỗi truy vấn là một câu hỏi đơn giản tới cơ sở dữ liệu cho phép bạn hiển thị dữ liệu thỏa mãn điều kiện hỏi. Mỗi lần xem dữ liệu bạn thường không muốn hiển thị toàn bộ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, bằng việc dùng các truy vấn, bạn có thể
xác định xem những bản ghi nào và những trường nào từ các bảng dữ liệu đã có sẽ được hiển thị.
Form: Form là công cụ cho phép tạo giao diện chương trình giữa người sử dụng và chương trình khi tương tác, là nơi hiển thị ,nhập, hiệu chỉnh... dữ liệu. Nguồn dữ liệu của Form có thể là Tables hay Query.
Report: Là công cụ cho phép tạo ra các báo cáo dùng để tổng hợp cơ sở dữ liệu ra màn hình máy tính hay máy in. Các báo cáo có thể được tạo ra từ bất kỳ bảng hoặc bản mẫu câu hỏi nào mà bạn đã thiết kế trước đó.
Macro: Macro có thể tự động hoá các thao tác trong Access. Sử dụng macro bạn có thể tạo cơ sở dữ liệu với đầy đủ chức năng mà không cần phải viết bất kỳ mã code nào.
Module: Module gồm mã Visual Basic được viết cho bạn hoặc do bạn viết ra để thực hiện các thao tác mà các macro của Access không thể hỗ trợ được.
2.2.3. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic.2.2.3.1. Giới thiệu về Visual Basic 6.0. 2.2.3.1. Giới thiệu về Visual Basic 6.0.