Văn hoá công ty

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG (Trang 43 - 46)

Văn hóa là một khái niệm mở và có thể được hiểu như sau: văn hóa công ty là toàn bộ văn hóa được gây dựng lên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm việc trong doanh nghiệp chấp nhận, đề cao, ứng xử theo các giá trị đó tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia và từng nền văn hóa khác nhau.

Tại Nhật Bản, văn hóa công ty tạo ra một không khí, ý thức làm việc của mỗi con người như trong một gia đình. Lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến mọi hoạt động của các thành viên. Vì vậy mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đào tạo con người là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Ở các nước phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông. Người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau. Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của công ty.

Còn ở Việt Nam văn hóa công ty được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp, môi trường làm việc có nhiều bất cập, dẫn đến có những cái nhìn

ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, chưa có tính chuyên nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi các tàn dư của nền kinh tế bao cấp, chưa có cơ chế dùng người thỏa đáng vời từng vị trí làm việc, có sự bất cập trong giáo dục và đào tạo.

Do tình hình thực tại của Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Toàn Cầu mới tham gia các hoạt động đầu tư trong vài năm gần đây nên có quy mô hoạt động còn nhỏ, vì vậy vấn đề văn hóa của công ty chưa định hình rõ ràng và chỉ được thể hiện thông qua hai mặt: mục đích kinh doanh và phương pháp quản trị kinh doanh. Trong đó, mục đích kinh doanh là quyết định toàn bộ hoạt động của mỗi doanh nhân và doanh nghiệp.

-Về mục đích kinh doanh:

+Đạt hiệu quả và lợi nhuận cao cho cá nhân, cộng đồng. Tổng giám đốc công ty Ông Nguyễn Quốc Hiệp là lãnh đạo luôn nhìn nhận các công việc của công ty dưới góc độ tính hiệu quả, chính xác còn lợi nhuận của công ty và các cán bộ công nhân viên là hệ quả của việc toàn thể công ty nỗ lực phấn đấu làm việc. Những lúc họp toàn thể công ty chính là những lúc mục tiêu này được nhắc đến, xem xét, cân nhắc trong các vấn đề công việc.

+ Kinh doanh phải có tính nhân văn đối với con người trong xã hội và môi trường sinh thái. Ngay từ khi có ý định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó Tổng giám dốc thường đặt dự án đầu tư của công ty trong mối quan hệ với con người trong xã hội, môi trường sinh thái và được đem ra thảo luận trước toàn thể công ty.

-Về phương pháp quản trị kinh doanh, trong thực tế có những điểm chung sau:

+Tuân thủ pháp luật quốc gia, quốc tế, bảo đảm tính minh bạch, công khai trong sản xuất , kinh doanh.

+ Quan tâm, tuân theo các nguyên lý quản lý khoa học và phải biết dựa vào khoa học mà tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện các phương pháp kinh doanh. Phương pháp quản lý của Ban quản lý công ty áp dụng là

phương pháp trao quyền, những nhân viên trong công ty luôn cảm thấy thoải mái, được phát huy các sở trường của mình dưới sự định hướng của cấp trên. Với tư cách là nhân viên Marketing thực tập trong công ty, tôi hi vọng cách quản lý này là nền tảng để xây dựng một nền văn hóa công ty hỗ trợ cho sự phát triển của công ty.

+Biết áp dụng các công nghệ tiên tiến trong điều hành sản xuất, kinh doanh.

+Chú trọng sử dụng hợp lý các vị trí làm việc của đội ngũ cán bộ, người lao động và phát huy tổng hợp các tiềm năng, thực hiện sự cố kết của các nhân tố đó vì mục tiêu chung.

Để có được văn hóa của công ty như ngày hôm nay là nhờ vào phong cách lãnh đạo của ban giám đốc công ty trong đó tập trung vào các vấn đề:

Chú trọng chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên như: Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên để kích thích lòng say mê, tính chủ động, sáng tạo của họ; giáo dục ý thức cho cán bộ công nhân viện coi công ty là “tổ ấm” của cá nhân mình để nó trở thành nhận thức chung của cả tập thể và tạo nội lực để phát triển; có cơ chế quản trị hợp lý cho những người có cống hiến cho sự phát triển của công ty đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra, chế độ thưởng, phạt hợp lý. Hàng năm công ty tổ chức 2 kỳ đi du lich cho toàn cán bộ nhân viên nhằm tạo mối quan hệ thân thiết giữa mọi thành viên với nhau.

Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường như: hình thành quan niệm thị trường năng động, sát với thực tiễn. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp, phân tích môi trường kinh doanh, giá thành, khả năng tiêu thụ, hành vi của khách hàng mục tiêu. Tất cả phải hướng tới việc tăng hiệu quả của dự án đầu tư, tăng cường sức cạnh tranh của công

ty, giành thị phần cho công ty của mình. Xây dựng quan niệm khách hàng là trung tâm, viêc công ty dầu tư các dự án cũng là để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ khách hàng tốt hơn các công ty khác cùng ngành. Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. Công ty không những phải coi các dự án đầu tư của mình là bộ phận làm nên quá trình phát triển của nhân loại đồng thời coi việc xây dựng văn hóa công ty của mình là một bộ phận của văn hóa nhân loại. Công ty sẽ đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển và tiến bộ. Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này làm hình ảnh, uy tín của công ty được nâng lên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w