Hoàn thiện nội dung quy trình thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 66 - 68)

I. Khối Trung ương

3. Bảo lãnh tín dụng đầu tư 02 25,606 25,606 15,

3.2.5. Hoàn thiện nội dung quy trình thẩm định dự án

Sử dụng kết hợp nhiều chỉ tiêu hiệu quả trong lựa chọn và đánh giá dự án đầu tư. việc sử dụng đơn lẻ các chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư chỉ cho ta kết quả đúng trong trường hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án độc lập. Vì vậy, trong phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế dự án nhất là các dự án có từ hai phương án đầu tư trở lên, cần kết hợp sử dụng nhiều chỉ tiêu đánh giá để lựa chọn dự án đầu tư sẽ cho ta kết

quả lựa chọn dự án đầu tư tối ưu nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nhà đầu tư, nếu là dự án vay vốn sẽ bảo đảm khả năng hoàn trả vốn vay cho đơn vị tài trợ, nhà đầu tư sẽ thu được lợi ích như mong muốn từ dự án. Ví dụ: Nếu phải lựa chọn một trong hai phương án đầu tư có quy mô khác nhau, thời gian tồn tại của dự án khác nhau, nếu dựa vào các chỉ tiêu NPV và IRR để ra quyết định đầu tư (chấp nhận tài trợ vốn) thì sẽ cho ta các kết quả trái ngược nhau (chọn phương án có NPV dương lớn nhất thì buộc phải loại bỏ phương án có IRR lớn nhất và ngược lại mà chưa hẳn đó đã là phương án tối ưu nhất).

Do đó, để có thể lựa chọn phương án tối ưu nhất ta phải kết hợp sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lời (B/C) trong lựa chọn phương án cho dự án đầu tư, phương án nào có B/C (BCR) và có NPV (hoặc IRR) lớn nhất thì phương án đó sẽ được lựa chọn, vì đó sẽ là phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất

Trong quá trình phân tích, kiểm tra độ nhạy của dự án cần lưu ý lựa chọn và kết hợp một cách linh hoạt các chỉ tiêu để phân tích, đồng thời có sự so sánh lẫn nhau về kết quả thẩm định ứng với từng chỉ tiêu để có cái nhìn tổng thể về sự an toàn của dự án đầu tư.

Hoàn thiện từng bước nội dung thẩm định năng lực tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư. Cần phải có những đổi mới trong cách thức thẩm định năng lực kinh doanh, tình hình an ninh tài chính cũng như triển vọng tài chính của chủ đầu tư. Có thể đưa ra một số đề xuất với Ngân hàng về thẩm định năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư trong quy trình đã nêu:

- Về hình thức: Các chỉ tiêu phân tích theo quy trình thẩm định tại Quỹ nên đi theo thứ tự sau: Khả năng sinh lời, hệ số nợ, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản, các chỉ tiêu tăng trưởng, xếp loại tín dụng cho doanh nghiệp.

- Về nội dung: Đi sâu vào phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh thay vì tập trung nhiều vào bảng cân đối kế toán như hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w